Nghệ An: Những thầy cô giáo “gieo chữ” miền biên viễn

Thập niên 80, nhiều thầy cô giáo miền xuôi tự nguyện lên vùng núi khó khăn cắm bản “gieo chữ” mang theo nhiệt huyết với mong ước “trồng người” miền biên viễn.
Giáo viên hợp đồng ở Nghệ An 'kêu cứu' Nghệ An: Hàng ngàn giáo viên mầm non hợp đồng bị chậm lương

Đầu thập niên 80, những người thầy, người cô miền xuôi tự nguyện lên vùng núi khó khăn cắm bản “gieo chữ” mang theo nhiệt huyết với mong ước “trồng người” nơi miền biên viễn.

Dặm dài gieo chữ

Năm 1987, cô giáo Phan Thị Huyền tốt nghiệp Trường Cao đẳng sư phạm Nghệ Tĩnh. Thời điểm đó, cầm tấm bằng tốt nghiệp khoa Toán trên tay, cô Huyền có cơ hội để về công tác tại quê nhà. Chị Huyền kể, khi đó bố chị vốn là hiệu trưởng, mẹ chị là giáo viên lại động viên con lên miền núi cao công tác “làm nghĩa vụ để có thể đóng góp cho các huyện vùng cao”…Với nhiệt huyết tuổi trẻ, chị xa nhà lên huyện miền núi Con Cuông với ý định ban đầu sẽ đi hai, ba năm rồi về.

Nghệ An: Những thầy cô giáo “gieo chữ” miền biên viễn
Lớp học của Trường Tiểu học Đọoc Mạy - huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

Thế nhưng, chuyến đi ấy kéo dài cho đến hôm nay, tròn 35 năm và chỉ một thời gian ngắn nữa cô Huyền sẽ về hưu. Nhớ lại những ngày mới lên công tác tại xã Lục Dạ, một trong những xã xa xôi của huyện Con Cuông, cô Huyền bảo “khó khăn vô vàn”. Hơn thế, việc dạy học ở nơi “rừng sâu nước độc” cũng khác hơn nhiều so với hình dùng của một nữ sinh trường sư phạm vốn sinh ra ở vùng thuận lợi.

Đối với cô giáo trẻ lúc bấy giờ, nhiệt huyết của tuổi trẻ và tình yêu nghề thôi thúc cô mang con chữ đến với những em nhỏ vùng cao. Thế nhưng, khi chưa đến trường học, cô Huyền không nghĩ được rằng bà con trên này lại khó khăn đến như vậy và cái khó hơn là con đường đến trường. Với nhiều trò, đường đi bộ tới điểm trường học khoảng 3-4 giờ đồng hồ.

Trong trí nhớ của cô Huyền, lần đầu lên tới trường xã Lục Dạ (huyện miền núi Con Cuông) cô không thấy "điểm trường" đâu, mà chỉ có những ngôi nhà tranh tre nứa lá mỗi lớp học có khi chỉ có 2 – 3 học sinh và các em đều là học sinh người dân tộc thiểu số. Khi lớp đã có, đến lượt... đi tìm học trò. “Cứ vào những ngày mùa, các em lại theo cha mẹ lên rẫy. Đối với họ, cái ăn còn quan trọng hơn cái chữ”, cô Huyền lý giải.

Hành trình 'gieo chữ' rất gian nan, vậy mà cô giáo Huyền cuối cùng vẫn "thuyết phục" được các phụ huynh vùng cao. Các cháu bé cũng bắt đầu tin và yêu con chữ. Tất cả chỉ bằng tấm lòng và sự gần gũi của người cô dưới xuôi lên...

Nghệ An: Những thầy cô giáo “gieo chữ” miền biên viễn

Cô giáo Nguyễn Thị Hải và con trai tại căn nhà thuê gần với Trường Mầm non Đọoc Mạy (H. Kỳ Sơn)

Suốt 28 năm qua, có một thầy giáo miệt mài từng bước "gieo chữ" từ miền xuôi lên tận vùng núi cho các em nhỏ đồng bào Mông ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.

Hành trình 'gieo chữ' của thầy giáo Phạm Xuân Quang cũng có nhiều điều thú vị. Thầy Quang là một trong những người công tác kỳ cựu nhất ở huyện Quế Phong. Thầy có một biệt tài khác là nói tiếng Mông như người bản xứ và có đến gần 20 năm công tác tại Trường Tiểu học Tri Lễ 4 – ngôi trường đặc thù đóng ở nơi xa xôi nhất của huyện Quế Phong và chỉ có mỗi giáo viên nam.

Kể về điều thú vị này thầy nói "Trường Tri Lễ 4, đóng ở bản Mường Lống là nơi sinh sống của bà con người Mông. Để có thể dạy bà con ở đây, tôi phải bắt đầu học tiếng Mông bằng cách mỗi từ ngữ, mỗi câu thoại, tôi đều phải ghi vào cuốn sổ nhỏ và thương xuyên đọc đi, đọc lại. Ngoài công việc dạy học, thì tôi còn được giao nhiệm vụ thực hiện công tác dân vận. Do đồng bafoo Mông nên có nhiều phong tục riêng. Vì vậy để họ hiểu và dễ chia sẻ thì chúng tôi phải có cách tiếp cận và nói để họ hiểu họ tin...".

Thầy giáo Phạm Xuân Quang, quê ở xã Trù Sơn, huyện Đô Lương, năm 1994 kể từ khi tốt nghiệp Trường Sư phạm Miền núi và được cử về “gieo chữ”, trở thành giáo viên của Trường tiểu học Tri Lễ 4.

Thầy Quang tâm sự: Để lý giải vì sao tôi lại gắn bó với mảnh đất này lâu như vậy cũng bởi, khi lên đây công tác được gần gũi với bà con nên dần cũng yêu đồng bào ở đây. Ngoài ra, tôi nhận thấy rằng, với công sức, sự tâm huyết của mình và các đồng nghiệp đã làm thay đổi được nhận thức của bà con. Người dân ở đây đã biết chữ vì thế họ hiểu biết hơn và từ đó làm cho cuộc sống ở đây ngày một phát triển. Mặt khác càng sống với đồng bào họ càng yêu quý mình, đùm bọc mình nên cảm thấy đây như quê hương thứ hai.

Chạnh lòng nhưng chỉ trong giây lát

Những giáo viên ở điểm trường tiểu học và mầm non Đọoc Mạy huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đều là người ở địa phương khác đến bám bản “gieo chữ”. Người ở huyện Thanh Chương, người ở Diễn Châu, người ở Đô Lương.… Ở cái nơi núi cao, đèo sâu này, hạnh phúc gia đình hay những bữa cơm sum vầy là điều xa xỉ đối với những thầy cô cắm bản. Vì điều kiện công tác, nhiều thầy cô gạt nước mắt xa gia đình, ở lại cắm bản cho giấc mơ con chữ của những học trò được trọn vẹn.

Kể về chuyện của gia đình mình, cô giáo Nguyễn Thị Hải nhớ lại, cô và chồng đều cùng quê huyện Thanh Chương. Tròn 20 năm trước, cô giáo Nguyễn Thị Hải và chồng là thầy giáo Nguyễn Trọng Toàn lên Kỳ Sơn dạy học và được biên chế về trường tiểu học và mầm non Đọoc Mạy – một trong những trường xa xôi và khó khăn nhất của huyện miền núi Kỳ Sơn. Sau khi lập gia đình, sinh con, vì điều kiện thời tiết ở vùng cao khắc nghiệt, vợ chồng anh anh chỉ sống cùng con gái đầu hai năm. Sau đó, cháu được gửi về quê nhờ em gái chăm sóc. Cuộc sống xa con vất vả nên khi cháu đầu được 11 tuổi, gia đình mới quyết định sinh con thứ 2. Lần này, thương con, không muốn con phải xa mẹ, nên hai vợ chồng thuê một căn phòng nhỏ gần trường rồi gia đình 3 người cùng sống với nhau.

Nghệ An: Những thầy cô giáo “gieo chữ” miền biên viễn

Cô và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Kỳ Sơn

Cuộc sống cho đến lúc này vẫn là tạm bợ. Vì bố chồng tuổi đã cao, con gái cũng đã lớn nên sau 3 năm đề đạt nguyện vọng, cuối tháng 11 năm ngoái thầy Toàn được chuyển về xuôi. Riêng vợ và con trai anh thì vẫn phải ở lại Đọoc Mạy. Khổ nỗi, dù đã chuyển vê quê nhà Thanh Chương dạy học nhưng anh Toàn lại được phân về dạy ở Trường Tiểu học Thanh Xuân, cách nhà anh 40 km. Thế nên, anh lại phải ở tại trường, cuối tuần về thăm con gái. Vậy là, gia đình 4 người, nhưng vẫn phải chia thành 3 niêu, cuộc sống, đi lại hết sức vất vả. Từ ngày chồng về xuôi, cô giáo Nguyễn Thị Hải phải ở lại cắm bản tiếp tục gieo chữ. Nhớ con, nhớ chồng nhưng vì con còn nhỏ, đường xá xa xôi, rừng thiêng nước độc nên chỉ Tết và hè cô mới có dịp về quê…cả nhà thường xuyên phải ngắm nhau qua màn hình điện thoại.

Nhớ lại những ngày tháng qua, cô Hải không khỏi ngậm ngùi “Chở nhau trên chiếc xe máy cũ, bồng trên tay đứa con trai chỉ mới gần 4 tuổi, lần nào 2 vợ chồng mình cũng ngổn ngang tâm trạng. Những năm trước, là cảm giác thương bố già, thương đứa con gái đầu đang phải gửi ở nhà em gái. Thì nay, lại là nỗi lo khi một mình nơi xa xôi cách trở, không biết khi nào mới lại được về thăm gia đình…”.

“Khó khăn cuộc sống riêng là vậy, nhưng với tôi khắc khoải trong tim mình là hình ảnh những cô cậu học trò không quản ngại khó khăn, vất vả, điều kiện học tập thiếu thốn để đến lớp. Xa chồng, xa con tôi lại dồn tình yêu thương ấy cho học trò, và bù đắp lại cho tôi chính là sự kiên trì học tập, chăm ngoan của học trò” – chị Hải xúc động nói.

Tại các trường ở các huyện vùng cao của Nghệ An như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp…ngôi trường nào cũng có một dãy nhà công vụ dành cho giáo viên miền xuôi lên vùng cao dạy học. Thế nhưng trong những căn phòng chật hẹp và đơn sơ đó, hầu như phòng nào cũng “khuyết” bởi có người thì vợ xa chồng, người thì chồng xa vợ. Lại có những phòng, vì vợ chồng đều cắm bản nên mỗi người một nơi họ phải chấp nhận sống xa nhau, con cái gửi cho ông bà dưới xuôi.

Dọc theo các trường học ở miền Tây xứ Nghệ, cũng không hiếm khi chứng kiến cảnh các thầy giáo, cô giáo đem con từ xuôi lên ở cùng với bố mẹ. Cuộc sống tha hương, ước mơ lớn nhất của các thầy cô đơn giản là bữa cơm có đủ gia đình, được đem con đến trường như bất cứ một ông bố bà mẹ bình thường nào khác…Nhiều người cũng nuôi khát vọng được về xuôi với lý do duy nhất là gần con, gần gia đình...

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hội đồng giáo sư Nhà nước bỏ phiếu công nhận 45 giáo sư, 570 phó giáo sư

Hội đồng giáo sư Nhà nước bỏ phiếu công nhận 45 giáo sư, 570 phó giáo sư

Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã bỏ phiếu tín nhiệm cộng nhận 45 ứng viên đủ tiêu chuẩn là giáo sư, 570 ứng viên là phó giáo sư.
Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ

Giáo dục và khoa học công nghệ phải thực sự trở thành động lực chính cho phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Hà Nội phát triển nhân lực chất lượng cao cho sản xuất công nghiệp chủ lực

Hà Nội phát triển nhân lực chất lượng cao cho sản xuất công nghiệp chủ lực

Để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Hà Nội đã tổ chức kết nối các cơ sở đào tạo, dạy nghề trong nước với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực.
Dự kiến tăng tỷ lệ sử dụng kết quả học tập của học sinh lên 50% khi xét tốt nghiệp THPT

Dự kiến tăng tỷ lệ sử dụng kết quả học tập của học sinh lên 50% khi xét tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến thay đổi cách xét tốt nghiệp THPT theo hướng tăng tỷ lệ sử dụng kết quả học tập của học sinh lớp 10, 11, 12 lên 50%.
Nhiều sinh viên ‘lỡ hẹn’ tốt nghiệp vì chuẩn đầu ra ngoại ngữ

Nhiều sinh viên ‘lỡ hẹn’ tốt nghiệp vì chuẩn đầu ra ngoại ngữ

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) là một trong những lý do khiến nhiều sinh viên năm cuối ‘lỡ hẹn’ tốt nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

HaUI hợp tác với Hàn Quốc trong tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng

HaUI hợp tác với Hàn Quốc trong tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng

Ngày 30/10, tại tại Hội thảo và triển lãm về tái sản xuất máy công nghiệp, xây dựng Hàn Quốc - Việt Nam, HaUI đã ký 5 biên bản ghi nhớ với các đối tác Hàn Quốc.
Tân Hiệp Phát tiếp tục hành trình “Nâng bước tới trường” cho 200 học sinh vượt khó tại Bình Dương

Tân Hiệp Phát tiếp tục hành trình “Nâng bước tới trường” cho 200 học sinh vượt khó tại Bình Dương

Tân Hiệp Phát phối hợp với Tỉnh đoàn Bình Dương trao tặng 200 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng giàu nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Gần 500 nhà giáo tranh tài trong Hội giảng giáo dục nghề nghiệp tại Quảng Ninh

Gần 500 nhà giáo tranh tài trong Hội giảng giáo dục nghề nghiệp tại Quảng Ninh

Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 được tổ chức tại Quảng Ninh từ ngày 4 đến 9/11/2024.
3,6 triệu học sinh mầm non được đào tạo về an toàn giao thông

3,6 triệu học sinh mầm non được đào tạo về an toàn giao thông

Dự kiến trong năm học 2024 - 2025 sẽ có khoảng 3,6 triệu em nhỏ thuộc hơn 15.000 trường mầm non trên toàn quốc được học và thực hành về an toàn giao thông.
Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp khai giảng năm học 2024-2025

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp khai giảng năm học 2024-2025

Ngày 30/10, Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp (IETC) tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024-2025 và kỷ niệm 56 năm ngày thành lập trường.
Nam sinh vào chung kết Olympia năm 2024 được tỉnh Gia Lai tặng Bằng khen

Nam sinh vào chung kết Olympia năm 2024 được tỉnh Gia Lai tặng Bằng khen

Em Nguyễn Quốc Nhật Minh được Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai tặng Bằng khen vì đạt thành tích cao trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24.
Đại học Công Thương phối hợp Đại học Sư phạm tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt

Đại học Công Thương phối hợp Đại học Sư phạm tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt.
Tỉnh Lai Châu đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3

Tỉnh Lai Châu đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3

Sáng nay (24/10), diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tỉnh Lai Châu đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.
Gia Lai: Chuyện về buôn làng hiếu học bên dòng sông Ba

Gia Lai: Chuyện về buôn làng hiếu học bên dòng sông Ba

Đói khổ là vậy song những gia đình hiếu học bên dòng sông Ba ở Gia Lai luôn căn dặn các con phải cố gắng học hành bởi có cái chữ mới có được tương lai.
Những cách giúp tân sinh viên dấn bước để  trưởng thành hơn trong môi trường mới

Những cách giúp tân sinh viên dấn bước để trưởng thành hơn trong môi trường mới

Muốn có thêm thu nhập, kinh nghiệm hoặc đơn giản là tìm kiếm sự tích cực, các tân sinh viên đưa bản thân vào trạng thái bận rộn để thử sức với những điều mới mẻ
Đại học Luật Hà Nội huỷ kết quả, thu hồi bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt

Đại học Luật Hà Nội huỷ kết quả, thu hồi bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt

Đại học Luật Hà Nội hủy kết quả, thu hồi văn bằng cấp cho ông Vương Tấn Việt (sư Thích Chân Quang) và họp kiểm điểm để tránh xảy ra trường hợp tương tự.
Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài liên kết tại Việt Nam phải đảm bảo uy tín, chất lượng

Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài liên kết tại Việt Nam phải đảm bảo uy tín, chất lượng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 124/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
Bổ sung 135 chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường quân đội, hạn chót nhận hồ sơ 27/10

Bổ sung 135 chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường quân đội, hạn chót nhận hồ sơ 27/10

Bộ Quốc phòng vừa công bố chỉ tiêu và mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự tại các học viện, trường quân đội năm 2024.
Trường Đại học Điện lực nhận nuôi học sinh mồ côi

Trường Đại học Điện lực nhận nuôi học sinh mồ côi

Trường Đại học Điện lực đã làm việc và ký kết với Huyện ủy Bát Xát, tỉnh Lào Cai nhận nuôi em Thào Thị Nhè là trẻ mồ côi (do bão Yagi) đến khi tốt nghiệp THPT.
Học sinh và phụ huynh ‘đứng ngồi không yên

Học sinh và phụ huynh ‘đứng ngồi không yên' với những thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Không chỉ các em học sinh mà cả các bậc phụ huynh cũng lo lắng, 'đứng ngồi không yên' với những cải cách mới được áp dụng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Đánh giá các khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh

Đánh giá các khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh

Lê Ánh là trung tâm đào tạo các khóa học thực tế về xuất nhập khẩu chất lượng cao, giúp nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn cho nhân sự trong ngành.
Trường Đại học Điện lực tổ chức lễ khai giảng năm học 2024 và trao bằng tốt nghiệp đợt 2

Trường Đại học Điện lực tổ chức lễ khai giảng năm học 2024 và trao bằng tốt nghiệp đợt 2

Sáng 19/10, Trường Đại học Điện lực tổ chức khai giảng năm học 2024-2025, trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho hơn 950 tân Cử nhân, Kỹ sư và 11 Tiến sĩ, Thạc sĩ.
Trường Đại học Điện lực nhận chứng nhận xếp hạng đối sánh UPM

Trường Đại học Điện lực nhận chứng nhận xếp hạng đối sánh UPM

Sáng 19/10, Trường Đại học Điện lực đã đón chứng nhận xếp hạng đối sánh UPM cho 2 chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin và Kỹ thuật Điện - Điện tử.
Đề xuất công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 THPT trước ngày 31/3 hàng năm

Đề xuất công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 THPT trước ngày 31/3 hàng năm

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất đối với hình thức tuyển sinh thi vào lớp 10 THPT, môn thi thứ ba sẽ được công bố trước ngày 31/3 hàng năm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố 18 đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2025. So với những năm trước đây, năm nay đề thi tham khảo công bố sớm hơn gần 5 tháng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động