Thứ hai 25/11/2024 20:40

Nghệ An: Nhiều chợ còn lơ là phòng chống dịch

Sau khi gỡ bỏ Chỉ thị 16 trên địa bàn TP. Vinh, các khu chợ truyền thống đồng loạt được mở lại. Tuy nhiên có nhiều khu chợ tự phát tại TP vẫn tụ tập hoạt động đông đúc vượt quy định. Ghi nhận cho thấy tại một số khu chợ đang có tình trạng nới lỏng kiểm soát, tập trung đông người, nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Dăng dây, cắm chốt, kiểm soát người ra vào chợ

Sau những ngày đóng chợ phòng dịch, các khu chợ truyền thống trên địa bàn TP. Vinh được đồng loạt mở cửa trở lại vào ngày 5/7 các bước phòng chống dịch tại chợ đầu mối, chợ Vinh, và các khu chợ trong thành phố cơ bản được siết chặt đối với tiểu thương và cả người dân.

Người dân ra, vào chợ truyền thống trên địa bàn TP. Vinh thực hiện khai báo y tế.

Ghi nhận trước cổng chính chợ đầu mối TP. Vinh đã được dựng chốt barie và có lực lượng bảo vệ chợ túc trực. Khu chợ này có 8 cổng, tuy nhiên theo BQL chợ đầu mối thì chợ chỉ mở 3 cổng để người dân và tiểu thương nhập hàng, mua bán, số cổng còn lại vẫn phải đóng để hạn chế việc tập trung đông người trong mùa dịch.

Bà Nguyễn Thị Liên - tiểu thương chợ đầu mối cho biết: "Từ khi chợ đầu mối có người mắc covid-19, tôi và bà con tiểu thương ở chợ đã được các nhân viên y tế xét nghiệm 4 lần cho kết quả âm tính nên cũng yên tâm phần nào, bà con ai cũng sợ bị lây dịch nên đều chấp hành nghiêm các bước kiểm tra khi vào chợ. Thế nhưng do tâm lý sợ dịch bệnh nên cả tiểu thương lẫn khách vào chợ rất ít…".

Cũng theo BQL chợ đầu mối, tất cả mọi người ra vào chợ 100% phải đeo khẩu trang, đều phải thực hiện các bước kiểm tra y tế bao gồm đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, khai báo y tế đầy đủ mới được bảo vệ kéo chốt cho vào. Tất cả danh sách người đi chợ đều được chúng tôi thống kê đầy đủ thông tin như họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, thời điểm vào chợ...để tiện cho công tác truy vết về sau.

Theo ông Thái Bá Nghĩa - đại diện BQL chợ Đầu mối với đặc thù có lượng lớn người đến trao đổi, mua bán hàng hóa, nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, ngoài việc tăng thời lượng phát thanh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức người dân thực hiện 5K, thì giám sát ra vào chợ, phát phiếu đi chợ cũng là biện pháp cần thiết....tất cả khu vực chợ đã được phun tiêu độc khử trùng, triển khai kế hoạch về việc đóng, mở các chốt, phân công lực lượng cụ thể. Tiểu thương kinh doanh tại chợ đều phải có giấy xét nghiệm âm tính, các xe ra vào chợ nhập hàng cũng phải được kiểm tra giấy tờ đầy đủ. Nếu trường hợp nào chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ các bước phòng dịch chúng tôi sẽ phối hợp với lực lượng chức năng xử phạt theo quy định…ông Nghĩa nói.

Tương tự, đang đợt cao điểm phòng chống dịch khi các ca bệnh vẫn còn tiếp diễn, nên tiểu thương nhiều khu chợ ở thành phố Vinh như chợ Vinh, chợ Ga, chợ Quang Trung… cơ bản ý thức phòng chống dịch Covid-19, luôn đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay sát khuẩn, giữ khoảng cách an toàn với người mua. Những gian hàng không thiết yếu đều trong tình trạng đóng cửa.

Ông Trần Quang Lâm - Phó Chủ tịch UBND TP. Vinh cho biết mặc dù các chợ được phép hoạt động trở lại, tuy nhiên, thành phố đã chỉ đạo các chợ xây dựng kế hoạch và phương án phòng, chống dịch Covid-19 cụ thể. Tại các chợ phải hạn chế tối đa việc mở các cửa ra, vào, không mở quá 5 cửa, phải bố trí các lực lượng để chốt chặn và yêu cầu 100% người ra, vào, tham gia hoạt động tại khu vực chợ thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Dịch Covid-19 tại Nghệ An vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng nhu cầu đi chợ hàng ngày của người dân vẫn diễn ra. Vào sáng sớm hoặc giờ tan tầm, lượng người đổ về một số khu chợ mua sắm rất đông đúc, không đảm bảo an toàn phòng dịch theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.

Vì vậy, theo các chuyên gia dịch tễ, Sở Công thương và chính quyền các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch tại các khu chợ, ngoài việc tuyên truyền nâng cao ý thức của tiểu thương, người dân, có thể xem xét áp dụng phát phiếu đi chợ, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Vẫn còn nơi chủ quan phòng ngừa, thực hiện qua loa

Bên cạnh một số khu vực chợ thực hiện nghiêm túc, thì cũng có những khu chợ thực hiện lơ là, chủ quan phòng dịch. Mặc dù mới cách đây vài ba ngày khu vực chợ đầu mối TP Vinh còn bị phong toả, nhưng ngay sau khi được mở cửa hoạt động trở lại, chỉ có khu vực các chốt cổng được BQL chợ chốt chặn nghiêm túc còn khu vực trước cổng lối bên ngoài đi vào chợ nhiều tiểu thương, người dân vẫn chen chúc mua hàng, không duy trì khoảng cách an toàn.

Người dân chen chân mua thực phẩm ngay trước cổng chợ đầu mối TP Vinh.

Những ngày qua, trái ngược với cảnh trong chợ đìu hiu vắng khách, ngay phía bên ngoài nhất là đầu giờ buổi sáng hay tan tầm rất đông người chen lấn, đông đúc tấp nập kẻ mua người bán. Ngay trước con đường chợ đầu mối, hàng loạt quầy rau quả, thủy hải sản, bày la liệt dưới lòng đường khiến nhiều người dân chen chúc, túm tụm bán mua. Không chỉ nguy cơ lây lan dịch bệnh do tập trung đông người, không giữ khoảng cách. Tiểu thương mang, cá, tôm, thịt, rau…ra tận ngoài đường. Con đường bên hông chợ liên tục kẹt xe vào khung giờ cao điểm vì có quá nhiều người đi chợ cùng lúc.

Bà Trần Bùi Thị Hoa, tiểu thương chợ đầu mối Vinh chia sẻ: "Khi chợ bị phong toả bà con nghỉ dài ngày không được buôn bán. Nay mỗi lần vào chợ phải xét nghiệm tốn tiền lại không có ai vào mua. Nên nhiều bà con mang thực phẩm ra cổng bán với lại cũng có nhiều khách hay tiện dừng xe mua luôn để không tốn thời gian gửi xe vào chợ…”.

Trao đổi với phóng viên, đại diện Chợ đầu mối Vinh cũng cho biết những tiểu thương bán hàng trước cổng chợ đầu mối đều tự phát, không có đăng ký kinh doanh, phường Hồng Sơn đã cử lực lượng công an, trật tự đô thị thường xuyên kiểm tra, xử lý tình trạng tập trung đông người tại khu vực này. Tuy nhiên, khi không có lực lượng chức năng, các tiểu thương lại ào ra buôn bán như thường.

“Biết là dịch bệnh nhưng hàng ngày vẫn phải đi chợ mua thức ăn, mà người đông thế giữ khoảng cách cũng khó…”, chị Huyễn, cư dân phường Hồng Sơn Tp. Vinh nói.

Cùng với đó, các tuyến đường xung quanh chợ Cọi cũng bắt đầu nhộn nhịp trở lại. Bên trong chợ, nhiều quầy hàng không thiết yếu cũng mở bán bình thường, các tiểu thương tranh nhau bán hàng, nhất là hàng cá, thịt...có đeo khẩu trang nhưng để tụt xuống cằm, có khi trao đổi bán hàng quên kéo lên che miệng.

Khu vực chợ truyền thống là nơi có số lượng người qua lại đông đúc, ồn ào, chen lấn, mua bán trao đổi bằng lời nói liên tục, vì hầu hết các mặt hàng đều không có niêm yết giá. Không chỉ vậy, rất nhiều tiểu thương ở vùng khác về đây kinh doanh, buôn bán, nếu xảy ra việc lây nhiễm thì rất khó kiểm soát. Chính vì vậy, để đảm bản an toàn trong đợt dịch cao điểm, BQL các chợ truyền thống cũng như địa phương quản lý địa bàn cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế về phòng chống dịch COVID-19 tại cộng đồng.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?