Thứ hai 23/12/2024 00:41

Nghệ An: Ngư dân trúng đậm cá mu, cá bạc má thu về hàng trăm triệu đồng

Liên tiếp trong nhiều ngày ra khơi đầu tháng 7, thuyền của ngư dân Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) trúng đậm hàng chục tấn cá mu, cá bạc má về hàng trăm triệu đồng.

Vừa trở về từ chuyến biển, ngư dân Trần Văn Lưu ở phường Nghi Thuỷ, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) phấn khởi cho biết, liên tục nhiều ngày qua, thuyền của anh cùng gần chục thuyền, tàu cá ở phường Nghi Thuỷ, ra khơi đánh bắt cá và trúng đậm từ 13- 15 tấn cá mu, cá bạc má.

Theo những ngư dân này, hơn 2 tháng qua ngư dân đều có nhiều chuyến trúng đậm. Mỗi ngày bình quân đánh bắt được 7 tấn cá/chuyến, thu về 80-100 triệu đồng, sau khi trừ chi phí 70-80 triệu đồng/ngày. Chuyến đánh bắt cách đây 3 ngày được 15 tấn cá các loại, thu về hơn 170 triệu đồng/ngày.

Ngư dân Nghi Thuỷ (Cửa Lò) trúng đậm cá mu, cá bạc má.

Cũng theo ngư dân này, thời điểm tháng 2, tháng 3 không có nhiều hải sản nhưng từ tháng 4 lại nay thời tiết thuận lợi, được mùa đánh bắt. “Tàu chúng tôi có 20 người, 2 tháng 5, 6 vừa qua sản lượng đánh bắt khá, mỗi thuyền viên có thu nhập từ 50-60 triệu đồng/tháng. Có chuyến biển đi về trong ngày được đến 20 tấn cá. Nhiều ngư dân có thu nhập tiền triệu trong ngày nên ai cũng phấn khởi, cật lực làm việc…”, anh Lưu nói.

Không chỉ tàu của anh Trần Văn Lưu, mà chỉ cách đây 1 ngày vài ngày, có 7 tàu của các chủ tàu Phùng Bá Thu, Nguyễn Văn Hồng, Phùng Bá Hoà, Trương Văn Sơn, Nguyễn Thiên Hùng, Trịnh Đức Dũng… ở Nghi Thuỷ liên tục cập bến đầy ắp cá, chủ yếu là cá bạc má, cá mu.

Theo ông Hoàng Minh Chính – Phó Chủ tịch UBND phường Nghi Thuỷ, 6 tháng đầu năm, sản lượng khai thác thuỷ sản của Cửa Lò tăng trưởng khá, đạt trên 10.000 tấn, trong đó, riêng phường Nghi Thuỷ đạt hơn 7.000 tấn. Sản lượng tăng kéo theo chế biến phát triển, trong khi chi phí chuyến biển giảm, đời sống ngư dân được nâng lên.

Ở Nghi Thuỷ bà con chủ yếu khai thác chế biến thuỷ sản, dịch vụ du lịch. Riêng ngành nghề khai thác chế biến chiếm 65% kinh tế của phường. Năm 2022 sản lượng đánh bắt đạt 12.500 tấn. Năm nay, sản lượng đánh bắt tốt, giá dầu giảm nên đời sống ngư dân được nâng lên.

Được biết, thị xã Cửa Lò hiện có 2.800 lao động đánh bắt và chế biến, với 120 kho đông, năng lực bảo quản 12.000 tấn. 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng khai thác thủy sảntrên địa bàn thị xã ước đạt 10.179 tấn hải sản các loại, đạt 53,5% kế hoạch năm, tăng 5,4% so cùng kỳ 2022.

Hội Nông dân phường Nghi Thuỷ tặng áo phao cho đội tàu xuất sắc khai thác đạt sản lượng cao.

Trên địa bàn thị xã, có hơn 100 tàu thuyền (trong đó có 42 chiếc thuyền thúng). Trong 6 tháng đầu năm tổng sản lượng đánh bắt ở phường Nghi Thuỷ đạt 7.169 /15.500 tấn; có 7 tàu có đánh bắt sản lượng cao, có ngày sản lượng đạt 10-15 tấn/tàu, giá trị từ 150-180 triệu đồng. Hàng về chủ yếu tiêu thụ bán cho phường buôn, kho đông lạnh, giá 10-15.000 đồng/kg.

Không chỉ ở thị xã Cửa Lò, mà nhiều tàu cá công suất lớn trên địa bàn các huyện Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Diễn Châu, thị xã Hoàng Mai... đã vươn khơi tham gia khai thác thủy sản bằng các nghề: Lưới chụp, lưới kéo, lưới vây, pha xúc, câu.... Sản phẩm chủ yếu là mực, cá nục, cá bạc má... Một số tàu khai thác được cá hố, cá thu ngừ có giá trị kinh tế cao.

Những loại cá đạt sản lượng cao như, cá trỏng, cá trích, có giá từ 12.000 - 15.000 đồng/kg; cá nục, cá bạc má... có giá 40.000 - 45.000 đồng/kg; cá thu, cá ngừ... có giá trị cao nhất 100.000 - 120.000 đồng/kg.

Theo Chi cục Thủy sản Nghệ An, trong 6 tháng đầu năm 2023, sản lượng đánh bắt hải sản trên biển đạt gần 102.000 tấn hải sản các loại, bằng 55,58 % so với kế hoạch năm, bằng 103,59 % so với cùng kỳ năm trước. Tính bình quân, giá trị hải sản thu về ước khoảng 2.000 tỷ đồng.

Tỉnh Nghệ An hiện có 3.469 tàu cá, với tổng công suất 654.224 CV, trong đó, số tàu cá trên 15m có 1.762 chiếc. Nhiều năm qua, ngư dân Nghệ An đã đầu tư công nghệ hỗ trợ đánh bắt hiện đại, như nâng cấp ánh sáng bằng đèn Led, máy dò cá, tời thủy lực... nên hiệu quả khai thác ngày càng cao.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững