Nghệ An: Ngành Công Thương chủ động bứt phá trong năm 2022

Năm 2022, duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp, thương mại ổn định, ngành Công Thương góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Nghệ An.
Năm 2022: Tổng kim ngạch xuất khẩu Nghệ An đạt trên 2,52 tỷ USD Nghệ An: Hơn 1.000 tỷ đồng chuẩn bị hàng hóa Tết 2023

Chiều 23/12, Sở Công Thương Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu

Báo cáo tại hội nghị về tình hình thực hiện nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2022, Phó Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An Cao Minh Tú cho biết, tình hình kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế tỉnh Nghệ An nói riêng tiếp tục đối mặt với những khó khăn thách thức lớn mà cụ thể là tình hình thời tiết diễn biến bất thường, thiên tai, lũ, lụt... giá cả nguyên, nhiên vật liệu tăng cao… đã ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện kế hoạch phát triển của ngành.

Nghệ An: Ngành Công Thương chủ động bứt phá trong năm 2022

"Trong bối cảnh đó, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Công Thương, tỉnh Nghệ An, sự phối hợp của các cấp, các ngành, địa phương, sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành, đặc biệt là của cộng đồng doanh nghiệp, đơn vị sản xuất - kinh doanh trên địa bàn… đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành trong năm 2022”, ông Cao Minh Tú nhấn mạnh.

Sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng tích cực, cơ bản giữ được chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng trong và ngoài. Cơ cấu nội ngành tiếp tục chuyển biến tích cực theo đúng định hướng tái cơ cấu ngành, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo, giảm dần tỷ trọng của ngành công nghiệp khai khoáng. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của công nghiệp, với mức tăng 13,87%.

Ngành điện đã đảm bảo tốt cân đối điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của người dân; tham mưu chủ trương phát triển các dự án năng lượng tái tạo tại huyện Tân Kỳ, Đô Lương; điện gió ngoài khơi huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Thanh Chương; tham mưu đề xuất đầu tư các dự án: điện sinh khối An Việt Phát... phát triển hệ thống lưới điện 500kV, 220kV; hoàn thành cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện…

Nghệ An: Ngành Công Thương chủ động bứt phá trong năm 2022

Ông Lê Hồng Vinh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,52 tỷ USD, tăng 3,7% so với năm 2021, vượt 7,2% kế hoạch năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 2.168 triệu USD, tăng 2,6%/năm 2021, vượt 8,4% kế hoạchNhập khẩu ước đạt 1.200 triệu USD, tăng 20% so với năm 2021; nhập khẩu ước đạt 332 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020 và cơ bản được kiểm soát tốt. Nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất và hàng hóa thiết yếu luôn chiếm gần 90% kim ngạch nhập khẩu. Các chỉ tiêu về thương mại đều vượt kế hoạch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 83.000 tỷ đồng, tăng 24,16% so với năm 2021 và vượt 12,16% kế hoạch đề ra.

Bên cạnh những kết quả tích cực đó, Phó Giám đốc Sở Công Thương Lê Đức Ánh thẳng thắn nhìn nhận, ngành Công Thương năm 2022 vẫn còn một số tồn tại, chính sách của Trung ương về phát triển công nghiệp - thương mại còn hạn chế; chính sách hỗ trợ khuyến công còn manh mún, thủ tục rườm rà; ngân sách tỉnh eo hẹp, chưa có điều kiện để đầu tư thích đáng cho phát triển công nghiệp - thương mại; chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp khó thực hiện do phần lớn cụm công nghiệp hiện nay đều do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư. Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh phát triển còn yếu, chưa có tập đoàn lớn tạo động lực, có sức lan tỏa đầu tư nên triển khai chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ còn khó khăn.

Doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa; trình độ quản lý, năng lực cạnh tranh thấp; liên kết trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm còn yếu; chưa tích cực tham gia các hoạt động quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, chưa coi trọng đúng mức công tác xây dựng, phát triển, quảng bá, bảo vệ thương hiệu, ứng dụng thương mại điện tử...

Sản phẩm hàng hóa đa dạng nhưng nhỏ lẻ; sức cạnh tranh yếu, phần lớn chưa đáp ứng các điều kiện theo yêu cầu của các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, nên khó khăn trong việc kết nối, tiêu thụ sản phẩm ổn định theo chuỗi qua hệ thống bán lẻ có uy tín. Công tác dự báo tình hình, nắm bắt thông tin thị trường của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý có lúc chưa kịp thời; công tác chuyển đổi số của ngành còn lúng túng... Công tác cải cách hành chính được cải thiện nhưng còn nhiều bất cập; công tác phối hợp, chỉ đạo điều hành giữa các cấp, ngành, địa phương được tăng cường nhưng chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao, nhất là việc triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp còn chậm và chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra...

Theo ông Lê Đức Ánh, những tồn tại, hạn chế nêu trên có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, ảnh hưởng lớn đến phát triển của ngành. Theo đó, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho rằng, chúng ta nhìn nhận một cách thẳng thắn, cầu thị các hạn chế này để nghiêm túc rút kinh nghiệm và có các giải pháp để khắc phục kịp thời, tạo sự chuyển biến thực chất và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Chủ động giải pháp đột phá năm 2023

Qua năm 2023, ngành Công Thương tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm và phòng chống tham nhũng; đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống thiên tai...

Nghệ An: Ngành Công Thương chủ động bứt phá trong năm 2022
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của công nghiệp, với mức tăng 13,87%

“Đóng góp vào thành tích chung đó, ngành Công Thương Nghệ An đã nỗ lực phấn đấu, chủ động, sáng tạo triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp và người dân trong sản xuất kinh doanh, bảo đảm lưu thông, cung ứng kịp thời hàng hóa thiết yếu, đẩy mạnh xuất nhập khẩu và đã đạt được nhiều kết quả tích cực”, ông Phạm Văn Hoá - Giám đốc Sở Công Thương nhấn mạnh.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Lê Hồng Vinh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành Công Thương. Thời gian tới, đề nghị ngành tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó, chú trọng hoàn thành chỉ tiêu cơ bản; đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, phát triển thị trường nội địa, phát triển xuất nhập khẩu. Triển khai kịp thời, đồng bộ quy hoạch phát triển ngành; thực hiện có hiệu quả các chương trình đề án phát triển công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu. Nghiên cứu tham mưu, bổ sung, hoàn thiện và thực hiên tốt các cơ chế chính sách. Đẩy mạnh hoạt động cải cách hành chính, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong chỉ đạo điều hành, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực vực Công Thương…

Nghệ An: Ngành Công Thương chủ động bứt phá trong năm 2022
Bộ Công Thương tặng Cờ thi đua cho ngành; UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen cho 2 tập thể, 4 cá nhân vì có thành tích xuất sắc trong năm 2022

Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An cho hay, sau hội nghị, Sở sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các góp ý của các đại biểu để bổ sung, hoàn thiện Kế hoạch công tác của ngành trong năm mới; đồng thời, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra với nỗ lực cao nhất ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm mới nhằm thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu.

Ông Phạm Văn Hoá nhấn mạnh, năm 2023 ngành Công Thương sẽ thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo, lãnh đạo của tỉnh Nghệ An trong phát triển ngành trên địa bàn, tăng cường công tác mời gọi đầu tư phát triển công nghiệp trên cơ sở quy hoạch đã được tỉnh phê duyệt, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư để sớm hoàn thành đi vào sản xuất, thực hiện tốt đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp, phối hợp với các sở, ngành, địa phương nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2023 đạt 103.000 - 103.500 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt từ 15-16%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa: 85.000 tỷ đồng, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 2.500 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 1.500 triệu USD.

Tin tưởng rằng, với những mục tiêu và giải pháp thực hiện đã đề ra, ngành Công Thương Nghệ An sẽ tiếp tục gặt hái được những thành công mới trong năm 2023.

Dịp này, Bộ Công Thương tặng Cờ thi đua cho ngành; UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen cho 2 tập thể, 4 cá nhân vì có thành tích xuất sắc trong năm 2022.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Thái Bình: Hủy bỏ kết quả trúng đấu giá mỏ cát đối với Công ty Nam Trung Hải

Thái Bình: Hủy bỏ kết quả trúng đấu giá mỏ cát đối với Công ty Nam Trung Hải

Bình Định sẽ lần đầu tiên bắn pháo hoa tầm cao

Bình Định sẽ lần đầu tiên bắn pháo hoa tầm cao

Lai Châu: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 56%, tổng doanh thu du lịch tăng gần 53,8%

Lai Châu: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 56%, tổng doanh thu du lịch tăng gần 53,8%

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Hòa Bình: Chuyện của Y Múa, cô gái người Mông đầu tiên bén duyên làm homestay

Hòa Bình: Chuyện của Y Múa, cô gái người Mông đầu tiên bén duyên làm homestay

Hà Giang công bố quyết định về công tác cán bộ

Hà Giang công bố quyết định về công tác cán bộ

Bình Thuận: Tập trung lực lượng khắc phục sự cố tràn cát ở TP. Phan Thiết

Bình Thuận: Tập trung lực lượng khắc phục sự cố tràn cát ở TP. Phan Thiết

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng gặp khó do chậm di dời đường dây điện

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng gặp khó do chậm di dời đường dây điện

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bổ sung 1.300 tỷ đồng cho 2 dự án

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bổ sung 1.300 tỷ đồng cho 2 dự án

Bình Định: Nâng cao chất lượng cụm công nghiệp

Bình Định: Nâng cao chất lượng cụm công nghiệp

Nghệ An: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy thương mại nội địa

Nghệ An: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy thương mại nội địa

Thanh Hóa: Sở Công Thương vươn lên vị trí “quán quân” bộ chỉ số DDCI năm 2023

Thanh Hóa: Sở Công Thương vươn lên vị trí “quán quân” bộ chỉ số DDCI năm 2023

Thanh Hóa: Tăng cường thanh tra, kiểm soát chất lượng phân bón

Thanh Hóa: Tăng cường thanh tra, kiểm soát chất lượng phân bón

Cần Thơ: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp với Indonesia

Cần Thơ: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp với Indonesia

Nam Định công nhận thêm 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu

Nam Định công nhận thêm 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu

Thái Nguyên: Hơn 645 tỷ đồng hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thái Nguyên: Hơn 645 tỷ đồng hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lào Cai: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Lào Cai: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Nam Định: Kiên quyết xử lý vi phạm quy định về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

Nam Định: Kiên quyết xử lý vi phạm quy định về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

Nam Định: Thu hút đầu tư vượt kế hoạch năm 2024

Nam Định: Thu hút đầu tư vượt kế hoạch năm 2024

Yên Bái: Tạo động lực phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả

Yên Bái: Tạo động lực phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả

Xem thêm