Nghệ An: Hướng đi mới từ nghề nuôi ong lấy mật, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Tận dụng đất vườn rộng và lợi thế nhà gần núi, nhiều hộ dân miền núi ở Nghệ An đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thăng trầm nghề nuôi ong du mục Về nơi nuôi ong lấy mật

Nuôi ong lấy mật không phải là nghề mới, tuy nhiên với sự tìm tòi, sáng tạo, người dân nhiều huyện miền núi Nghệ An đã nghĩ ra những cách làm độc đáo, khai thác tiềm năng thế mạnh địa phương đem lại nguồn thu nhập cao với chi phí đầu tư không lớn.

Xóa nghèo nhờ nuôi ong dựa vào thiên nhiên

Nghề nuôi ong lấy mật trên địa bàn xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) có từ lâu đời, ban đầu chỉ là những hộ nhỏ lẻ đã thuần hóa được loại ong rừng và nuôi ở vườn của mình, chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình.

Từ năm 2020, nhận thấy giá trị kinh tế từ việc nuôi ong lấy mật nên các hộ dân trong xã Nghĩa Hội đã thành lập câu lạc bộ nuôi ong lấy mật với 14 thành viên.

Nghệ An: Hướng đi mới từ nghề nuôi ong lấy mật, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Tỉnh Nghệ An hiện có khoảng 71.000 đàn ong và tập trung nuôi ở các huyện miền núi phía Tây.

Cũng từ lúc đó, nghề nuôi ong ở Nghĩa Hội phát triển mạnh, chỉ trong thời gian ngắn, câu lạc bộ có thêm hàng chục hộ thành viên đăng ký tham gia, nay đã có trên 65 hộ tham gia, nâng số lượng tổng đàn lên hơn 900 đàn ong, chủ yếu là giống ong nội. Đây là giống ong dễ nuôi, dễ chăm sóc, khả năng thích nghi cao với ngoại cảnh, ít bị bệnh và cho chất lượng mật ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với ong ngoại. Vì vậy sản phẩm mật ong nội nuôi ở xã Nghĩa Hội cũng không hề thua kém mật ong lấy từ rừng tự nhiên nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng, giá bán ổn định.

Bà Phan Thị Vinh - tổ trưởng tổ hợp tác cho biết: Thời điểm thu mật ong rộ nhất là từ tháng 3 đến tháng 7 bởi đây là khoảng thời gian thời tiết thuận lợi ấm áp, nguồn mật hoa phong phú. Hiện tại, tổ hợp tác có khoảng 400 đàn ong, trung bình mỗi năm sản xuất khoảng 2.000-2.800 lít mật ong. Trong đó, hộ ít thì 20-30 đàn, hộ nuôi nhiều nhất là trên 100 đàn.

Cũng theo bà Vinh “Mật ong trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương. Những giọt mật ong mang hương vị của thiên nhiên, thơm ngon sánh mịn, vàng óng tạo nên một sản phẩm mật ong nội không lẫn vào đâu được. Đây là sự độc đáo để xã hướng đến xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP vào thời gian tới…”.

Nghệ An: Hướng đi mới từ nghề nuôi ong lấy mật, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Nhiều hộ dân tại vùng huyện miền núi (Nghệ An) đang ổn định kinh tế nhờ nuôi ong lấy mật.

Cơ duyên đến với nghề nuôi ong của anh Nguyễn Trung Cường xóm Hòa Bình Sơn, xã Nghĩa Hội bắt đầu từ năm 3,4 năm trước, ban đầu chỉ với số lượng ít, sau đó nhận thấy khu vực nơi anh ở có nhiều nguồn hoa dồi dào, thích hợp để nuôi ong nên mỗi năm anh Cường nghiên cứu tạo ong chúa để tách đàn, mở rộng quy mô. Anh chia sẻ: “Nghề nuôi ong chi phí bỏ ra ban đầu thấp, không cần đầu tư vốn nhiều mà chỉ cần nắm vững kỹ thuật, tập tính con ong để chăm sóc, quản lý, nhất là việc chia tách đàn mỗi khi đàn ong quá đông…”.

Hiện tại gia đình anh nuôi khoảng 110 đàn. Anh Cường cho biết thời điểm thu mật ong rộ nhất là từ tháng 3 đến tháng 7 bởi đây là khoảng thời gian thời tiết thuận lợi ấm áp, nguồn mật hoa phong phú. Trung bình mỗi đàn ong cho thu hoạch 7 lít mật/năm. Tính ra mỗi năm anh thu được khoảng 770 lít mật. Ngoài ra hàng năm cứ đến gần cuối năm và đầu năm kế tiếp anh còn bán ong giống, mỗi đàn giống bán với giá từ 700 trăm nghìn đến 1,2 triệu đồng/đàn. Khi bán giống cho các hộ nuôi, anh hướng dẫn tận tình cách chăm sóc, kỹ thuật nuôi ong để mang lại hiệu quả cao. Với giá bán từ 300-400 nghìn đồng/ lít mật ong cộng thêm nguồn thu từ bán ong giống từ 50-70 triệu/năm. Tổng thu nhập của anh từ 280-370 triệu đồng. Sau khi trừ đi mọi chi phí, anh còn lãi 140-180 triệu đồng/năm.

Là một hộ nuôi ong lâu năm và có tổng trên 100 đàn ong, ông Nguyễn Văn Thạch xóm Đồng Trường, xã Nghĩa Hội cho hay: Để nuôi ong mật cho hiệu quả cao, người chăn nuôi cần chú trọng đến kỹ thuật nuôi từ khâu chọn giống, chọn địa điểm, tạo chúa….cho đến thu hoạch mật. Đặc biệt vào mùa khan thức ăn, cần di chuyển ong đến nơi có nguồn mật hoa kết hợp cho ăn bổ sung để bảo tồn duy trì đàn ong và ong chúa. Đồng thời chú ý các biện pháp phòng trừ các côn trùng hại ong như sâu ăn sáp, kiến, ong rừng… Hàng năm ông thu hoạch được khoảng 700 lít mật, cho tổng thu nhập 210-280 triệu đồng.

Hướng đi mới giảm nghèo bền vững

Trước đây, cuộc sống của nhiều hộ dân tại vùng miền núi Yên Hợp, Quỳ Hợp khá khó khăn do đất vùng miền núi khô cằn, xung quanh lại bao bọc bởi rừng núi bao la…Tận dụng nguồn hoa rừng tự nhiên quanh năm, xã Yên Hợp, hiện đang mở rộng mô hình nuôi ong lấy mật với số lượng từ 13 hộ thành viên, với trên 100 đàn. Nghề nuôi ong nội - Không chỉ mang lại thu nhập cao, nghề nuôi ong lấy mật còn được đánh giá là một nghề không gây lỗ và ổn định hơn so với việc chăn nuôi những giống vật nuôi khác.

Một ngày đầu tháng 3, theo chân ông Dương Khánh Tân, thành viên Tổ hợp tác nuôi ong mật xã miền núi Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp - người có kinh nghiệm lâu năm trong việc dụ ong rừng về nuôi trong vườn nhà để lấy mật, vừa làm thú vui tuổi già, vừa cải thiện kinh tế gia đình, góp sức giữ rừng và bảo vệ loài ong.

Nghệ An: Hướng đi mới từ nghề nuôi ong lấy mật, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Vào thời điểm khoảng tháng 3, trăm hoa đua nở, thức ăn cho ong dồi dào nên khoảng 7-10 ngày thì cho thu hoạch một lứa mật.

Trong khu vườn ven rừng, vừa lấy mật ông Tân vừa cho chúng tôi biết: Người dân ở đây khấm khá lên là nhờ nghề nuôi ong nội trong vườn nhà. Họ giữ gìn nghề nuôi ong và truyền cho nhau kinh nghiệm. Đến mùa hoa, các đàn ong tìm vào thùng nuôi để làm tổ đẻ trứng, trữ mật.

"Nuôi ong mật là một nghề không bao giờ lỗ. Với diện tích đất vườn của gia đình, tôi đã thử nghiệm nhiều mô hình nuôi trồng, từ gà, vịt, ngan, lợn, cho đến ong… So với các con vật khác, mức độ rủi ro từ việc nuôi ong là rất thấp. Dù thời tiết không ổn định khiến sản lượng mật thu hoạch được ít thì người dân vẫn giữ được tổ và ong giống. Riêng việc bán ong giống cũng giúp các hộ gia đình thu nhập hàng chục, hàng trăm triệu mỗi năm”, ông Tân cho biết thêm.

Cũng theo ông Tân, việc ong có khỏe mạnh và cho năng suất cao hay không phần lớn phải dựa vào việc áp dụng khoa học kỹ thuật đúng cách và kinh nghiệm chăm sóc từ người đi trước. Người nuôi ong muốn phát triển được bền vững thì phải tạo thành một khối, cùng học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau.

Xác định thương hiệu đến từ chất lượng, vậy nên, mỗi hộ nuôi ong của xã luôn chăm sóc và sản xuất mật ong của mình một cách đúng quy định, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, cốt lấy chất lượng, không chạy đua theo số lượng. Vì vậy, mật ong Yên Hợp gần như không phải lo đến đầu ra. Mỗi đợt thu hoạch mật đều có khách, hoặc Hợp Tác Xã đến tận nơi thu mua, thậm chí còn có thời điểm không đủ mật cho khách…”, ông Tân nói.

Nói về những dự định sắp tới của mình, ông Tân cho biết sắp tới nếu chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh, ông sẽ tham gia để giới thiệu, quảng bá nhiều hơn để sản phẩm mật ong quê hương được nhiều người biết đến, giúp phát triển kinh tế cho bản thân và các hộ nuôi ong.

Có thể nhận thấy một điều rằng, chính sự phát triển của nghề nuôi ong mật đã góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho một bộ phận người nông dân xã Yên Hợp. Qua đó, cuối năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều mới giảm còn gần 3,2% so với năm 2021.

Ông Chu Ngọc Tân – Phó chủ tịch xã Yên Hợp (huyện Quỳ Hợp) cho biết: Những năm qua, nghề nuôi ong nội lấy mật tại xã phát triển khá mạnh với quy mô nông hộ. Một số hộ đã tự học hỏi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới để đầu tư, mở rộng quy mô đàn ong. Ngoài ra để phát triển nghề nuôi ong theo hướng quy mô, ổn định người nuôi ong phải thực hiện đồng bộ quy trình kỹ thuật và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAHP, OCOP.

Cũng theo ông Chu Ngọc Tân, để nâng cao hiệu quả mô hình nuôi ong lấy mật, trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Tổ liên kết nuôi ong. Theo đó, cùng với tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn sản xuất mật ong bảo đảm an toàn thực phẩm, địa phương sẽ hỗ trợ nhân cấy nghề nuôi ong, nhất là cho các hộ có điều kiện khó khăn. Để tạo điều kiện cho nghề nuôi ong xã Yên Hợp phát triển bền vững và mang lại giá trị cao cần có sự phối hợp, giúp đỡ của các sở, ban ngành cấp tỉnh. Đặc biệt là đối với công tác thông tin thị trường, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm mở rộng hợp tác, liên kết chuỗi sản xuất - tiêu thụ mật ong cho bà con.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Miền núi Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hải Phòng: Xử lý các vấn đề phát sinh tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Hải Phòng: Xử lý các vấn đề phát sinh tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Thời gian qua, TP. Hải Phòng đã tăng cường xử lý và triển khai thực hiện hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Thiếu hụt đường bay nội địa, Đà Nẵng kỳ vọng vào khách quốc tế dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thiếu hụt đường bay nội địa, Đà Nẵng kỳ vọng vào khách quốc tế dịp Lễ 30/4 và 1/5

Với việc thiếu hụt đường bay nội địa, thành phố Đà Nẵng đã tích cực làm việc với các hãng hàng không để tăng cường chuyến bay quốc tế đến với Đà Nẵng.
Thanh Hóa: Đảm bảo cung ứng hàng hóa, xăng dầu trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thanh Hóa: Đảm bảo cung ứng hàng hóa, xăng dầu trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

Các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lên kế hoạch sản xuất, dự trữ hàng hóa; sẵn sàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm của nhân dân.
Lâm Đồng đôn đốc rà soát, xử lý dứt điểm dự án sân Golf Đồi Cù Đà Lạt

Lâm Đồng đôn đốc rà soát, xử lý dứt điểm dự án sân Golf Đồi Cù Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng đôn đốc chỉ đạo các sở, ngành chức năng liên quan khẩn trương rà soát xác định rõ tính pháp lý tại dự án sân Golf Đồi Cù Đà Lạt.
Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2024 - "Từ trải nghiệm tới trái tim"

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2024 - "Từ trải nghiệm tới trái tim"

Ngày 25/4, tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức chương trình khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

PC Trà Vinh: Tiết kiệm hơn 7 triệu kWh điện trong quý I/2024

PC Trà Vinh: Tiết kiệm hơn 7 triệu kWh điện trong quý I/2024

Công ty Điện lực Trà Vinh cho biết, trong quý I/2024 đã tiết kiệm được 7,05 triệu kWh, đạt tỉ lệ 2,21% sản lượng điện thương phẩm.
Thanh Hóa: Xác minh tình trạng khai thác tận diệt thủy sản theo phản ánh của Báo Công Thương

Thanh Hóa: Xác minh tình trạng khai thác tận diệt thủy sản theo phản ánh của Báo Công Thương

Theo kết quả xác minh của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa, có 6 tàu khai thác thủy sản bằng hình thức giã cào, sản lượng trung bình khoảng 3-4 tấn/tàu/ngày.
Hòa Bình: Mưa đá khiến gần 30 ngôi nhà, hơn 200 ha cây ăn quả hư hại

Hòa Bình: Mưa đá khiến gần 30 ngôi nhà, hơn 200 ha cây ăn quả hư hại

Cơn mưa đá xảy ra ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình) khiến gần 30 ngôi nhà, hơn 200 ha cây ăn quả, hoa màu của người dân bị hư hại.
Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lào Cai: Ra quân đảm bảo an toàn giao thông và phòng, chống tội phạm dịp lễ 30/4-1/5

Lào Cai: Ra quân đảm bảo an toàn giao thông và phòng, chống tội phạm dịp lễ 30/4-1/5

Tối ngày 24/4, các đơn vị thuộc Công an tỉnh Lào Cai đồng loạt ra quân triển khai lực lượng đảm bảo an toàn giao thông và an ninh trật tự dịp lễ 30/4 và 1/5.
Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Để đón làn sóng đầu tư mới trong ngành công nghiệp bán dẫn, nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực.
Sơn La: Mưa đá kinh hoàng tại Vân Hồ, hoa màu thiệt hại nặng nề

Sơn La: Mưa đá kinh hoàng tại Vân Hồ, hoa màu thiệt hại nặng nề

Một trận mưa đá lớn vừa xảy ra tại huyện Vân Hồ (Sơn La) khiến nhiều cây trồng, hoa màu của người dân bị thiệt hại nặng nề.
Thanh Hóa: Nhiều hoạt động chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức, người lao động

Thanh Hóa: Nhiều hoạt động chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức, người lao động

Các tổ chức Công đoàn tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức, người lao động, góp phần nâng cao đời sống, thúc đẩy sản xuất.
Lâm Đồng: Cấm xe tải trọng trên 20 tấn qua đèo Bảo Lộc theo khung giờ dịp lễ 30/4 – 1/5/2024

Lâm Đồng: Cấm xe tải trọng trên 20 tấn qua đèo Bảo Lộc theo khung giờ dịp lễ 30/4 – 1/5/2024

Nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5. Tỉnh Lâm Đồng thông báo phương án tổ chức giao thông trên địa bàn toàn tỉnh.
Gia Lai: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mùa nắng nóng 2024

Gia Lai: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mùa nắng nóng 2024

Công ty Điện lực Gia Lai cho biết, dự kiến phụ tải trong năm 2024 có thể đạt 320 MW, tăng khoảng 10,3% so với năm 2023.
Đoàn cơ sở PC Gia Lai chung tay thắp sáng đường quê

Đoàn cơ sở PC Gia Lai chung tay thắp sáng đường quê

Thắp sáng đường quê bằng hệ thống điện năng lượng mặt trời góp phần giúp người dân thôn Somalơng B (Gia Lai) lưu thông thuận lợi, an toàn hơn vào ban đêm.
Cần Thơ: Sôi động các hoạt động văn hóa, nghệ thuật dịp Lễ 30/4 và 1/5

Cần Thơ: Sôi động các hoạt động văn hóa, nghệ thuật dịp Lễ 30/4 và 1/5

Với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, Cần Thơ hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách trong dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Chống IUU và hành động của Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận

Chống IUU và hành động của Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận

Để chung tay cùng cả nước gỡ thẻ vàng EC, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận đang nỗ lực từng ngày để cải thiện tối đa những khuyến nghị của EC.
Bình Dương tiết kiệm điện lên gần 93 triệu kWh

Bình Dương tiết kiệm điện lên gần 93 triệu kWh

Trong 3 tháng đầu năm 2024, tỉnh Bình Dương tiết kiệm được 92,6 triệu kWh điện, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm 2,39% điện thương phẩm.
Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Thời gian tới, Bình Dương đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ, diện tích mỗi cụm 75 ha, trong đó xây dựng 1 cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành cơ khí.
Thái Bình: Tạo niềm tin giúp các doanh nghiệp Hungary quan tâm nghiên cứu, hợp tác đầu tư

Thái Bình: Tạo niềm tin giúp các doanh nghiệp Hungary quan tâm nghiên cứu, hợp tác đầu tư

Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình đang có chuyến thăm, tổ chức xúc tiến đầu tư tại một số nước châu Âu, trong đó có Hungary.
Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Lũy kế xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 của Bình Dương đạt 11 tỷ USD, tăng 15,6% so với với cùng kỳ năm 2023, thặng dư thương mại đạt 3,4 tỷ USD.
Hải Dương phấn đấu có trên 85.000 người có trình độ đại học trở lên vào năm 2030

Hải Dương phấn đấu có trên 85.000 người có trình độ đại học trở lên vào năm 2030

Hải Dương phấn đấu nâng số người có trình độ từ đại học trở lên đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh lên trên 85.000 người.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Ngày 23/4/2024, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị đối thoại với tiểu thương, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và du lịch hè 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động