Thứ hai 23/12/2024 13:41

Nghệ An: Điều chỉnh Cảng nước sâu Cửa Lò lên 3 bến

Tỉnh Nghệ An đã đồng ý điều chỉnh Cảng nước sâu Cửa Lò lên 3 bến với tổng mức đầu tư gần 7.325 tỷ đồng.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa thông qua chủ trương điều chỉnh Dự án xây dựng và kinh doanh Cảng nước sâu Cửa Lò, thống nhất để Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển vận tải biển quốc tế (ITID) đầu tư xây dựng 3 bến cập tàu. Trong đó, có 2 bến cho tàu đến 50.000 DWT và 1 bến cho tàu 100.000 DWT, với tổng chiều dài toàn bến 800m và hệ thống công trình phụ trợ như: Đê chắn sóng dài 1.550m, cầu kết nối từ cầu dẫn ra bến, luồng tàu, khu quay trở và đậu tàu.

Như vậy, so với quy mô dự án đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An thông qua chủ trương điều chỉnh vào tháng 2/2023, dự án sẽ có thêm 1 bến tàu, đê chắn sóng cũng kéo dài thêm và nâng cao năng lực của Cảng biển nước sâu Cửa Lò để có thể tiếp nhận được tàu có trọng tải từ tối đa 50.000 DWT lên 100.000 DWT.

Nghệ An điều chỉnh dự án xây dựng và kinh doanh Cảng nước sâu Cửa Lò. (Ảnh: cualoport.vn)

Khu hậu phương cảng cũng được điều chỉnh tăng diện tích sử dụng đất từ 20ha lên 32ha để xây dựng các công trình như: Bãi container, khu CFS (trạm tập kết hàng hóa từ chủ hàng để đóng vào container), kho hàng, bãi hàng tổng hợp, bãi hàng rời, đường nội cảng, bãi đỗ xe, trạm nhiên liệu…

Đồng thời diện tích sử dụng mặt biển cho khu cảng nước sâu tăng từ 200ha lên 208,15ha để xây dựng các công trình cảng xa bờ gồm: Bến cập tàu, đê chắn sóng, cầu kết nối cầu dẫn với bên cập tàu; khu quay trở và luồng hàng hải.

Tổng mức đầu tư trước đây của dự án là 3.896 tỷ đồng. Tuy nhiên, để điều chỉnh quy mô cảng, tổng vốn đầu tư của dự án Cảng biển nước sâu Cửa Lò cũng được nhà đầu tư điều chỉnh tăng lên 7.324,956 tỷ đồng, chia thành 2 giai đoạn.

Trong đó, giai đoạn 1 (2024 - 2028) với gần 5.251 tỷ đồng sẽ đầu tư bến số 6, bến số 7 (50.000 DWT), xây dựng 1.200m đê chắn sóng, cầu kết nối số 1, luồng tàu và trợ giúp hàng hải, đường bãi, công trình kiến trúc và hạ tầng phục vụ đi kèm.

Vốn đầu tư giai đoạn 2 (2029 - 2030) hơn 2.074 tỷ đồng sẽ đầu tư bến số 5 (100.000 DWT), xây dựng thêm 350m đê chắn sóng, cầu kết nối số 2, đường bãi, công trình kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật phục vụ đi kèm.

Dự án được triển khai thuộc khu bến Bắc Cửa Lò, cảng biển Nghệ An tại xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, gắn với Khu Kinh tế Đông Nam để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và vùng phụ cận.

Nhà đầu tư đánh giá khi dự án đi vào hoạt động sẽ đáp ứng sản lượng hàng hóa thông qua khoảng 9,5 triệu tấn/năm; đóng góp ngân sách Nhà nước bình quân hàng năm khoảng 100 tỷ đồng.

Cảng nước sâu Cửa Lò là hệ thống giao thông quan trọng kết nối mạng lưới giao thông quốc gia đi qua tỉnh Nghệ An như: Cảng Hàng không quốc tế Vinh, đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, đường ven biển, Quốc lộ 7C..., là đầu mối logistics của vùng và cửa ngõ ra biển ngắn nhất trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, phục vụ vận tải và tiếp nhận hàng hóa cho Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan.

Quốc Huy
Bài viết cùng chủ đề: Cảng biển Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo