Nghệ An: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh

Hội thảo khoa học "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh trên quê hương Người" được tổ chức chiều ngày 12/12. Hội thảo đã tập hợp hệ thống tư liệu nghiên cứu, đánh giá thực trạng, từ đó định hướng, đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy di sản văn hóa về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên quê hương Nghệ An.
Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm quê hương lần thứ hai

Phát biểu tại hội thảo bà Trần Thị Mỹ Hạnh – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An nhấn mạnh, đây là diễn đàn giúp tỉnh có cơ hội tham vấn ý kiến các nhà khoa học, nhà quản lý đề xuất ý tưởng để định hướng cho quá trình bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh, trước hết là sự tôn vinh, tri ân của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Nghệ An đối với Bác, đồng thời tạo điều kiện giúp Nghệ An trở thành một địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống lịch sử, yêu nước và cách mạng; hướng đến phát triển kinh tế di sản, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững trên cơ sở kế thừa và phát huy giá trị nền tảng di sản văn hóa của tỉnh.

Nghệ An: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh
Hội thảo "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hồ Chí Minh trên quê hương của Người"

Các tham luận, ý kiến tại hội thảo đã tập trung làm rõ ba nội dung: Di sản văn hóa Hồ Chí Minh - những giá trị lý luận và thực tiễn trong thời đại ngày nay; Hiện trạng bảo tồn, phát huy di sản văn hóa tinh thần và các di tích gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh trên quê hương Nghệ An; Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Hồ Chí Minh trong định hướng phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu của cuộc vận động học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Đề cập đến vấn đề “Gia đình, quê hương Nghệ An với việc hình thành chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh”, Đại tá, PGS.TS Đặng Bá Minh – Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) - nhấn mạnh, từ thuở ấu thơ, Nguyễn Sinh Cung được nuôi dưỡng trong tinh thần yêu quê hương, đất nước, đã nhận thấy những cảnh khổ cực của đồng bào ở quê hương, ở nhiều nơi đi phu làm đường Vinh-Cửa Rào. Khi vào Huế, Người càng nhận thấy rõ sự cách biệt trong đời sống xã hội giữa người giàu và người nghèo, giữa quan lại với người dân bị áp bức. Từ việc được nuôi dưỡng truyền thống yêu nước đã hình thành lòng yêu nước, phát triển thành ý thức cứu nước và thể hiện dần ở những hành động cứu nước.

Theo Đại tá, PGS.TS Đặng Bá Minh, bài học ở đây là phải giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu quê hương, tinh thần, ý thức trách nhiệm đối với quê hương trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay. Việc giáo dục lòng yêu quê hương – cơ sở của lòng yêu nước cần tiến hành toàn diện, trong trường, ngoài xã hội, ở gia đình, khai thác những ưu thế của các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn theo hướng phát huy tính tích cực của thế hệ trẻ, với tinh thần tự nguyện, tự giác, học đi đôi với hành.

Liên quan đến hiện trạng bảo tồn, phát huy di sản văn hóa tinh thần và các di tích gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh trên quê hương Nghệ An hiện có Trường Tiểu học Pháp – Việt là cơ sở giáo dục đầu tiên theo tân học học ở Nghệ Tĩnh, ra đời đầu thế kỷ XX cùng với trường Quốc học Vinh (Collège de Vinh) được thành lập năm 1920. Nơi đây, Nguyễn Tất Thành đã theo học suốt gần một năm học trong giai đoạn hết sức quan trọng của việc hình thành tri thức, nhân cách và chí hướng của cuộc đời một con người. Với tầm vóc của ngôi trường như vậy, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Cần đề xuất cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về ngôi trường này. Trong đó, cần tập trung xác định chính xác năm ra đời của trường; sưu tầm, nghiên cứu để làm rõ hơn việc theo học tại trường của anh em Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Tất Thành.

Bảo tồn, phát huy không gian văn hóa Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên trong thời kỳ khoa học kỹ thuật số cũng đã được Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Cường – Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam - đề xuất, như: Cần ứng dụng công nghệ thông tin quản trị các hoạt động tại di sản, bao gồm các module phần mềm quản lý giới thiệu các cụm di tích trong không gian văn hóa Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên; quản lý các văn bản, tài liệu liên quan đến hoạt động bảo tồn khu di tích; quản lý di vật, hiện vật gốc, các di tích bất động sản tại cụm di tích Làng Sen và cụm di tích Hoàng Trù; quản lý nhân sự và tra cứu hồ sơ tài liệu. Ngoài ra, theo Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Cường, nên ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật số để quảng bá, hỗ trợ thuyết minh di sản. Đối với những hiện vật gốc trưng bày thì ngoài việc xử lý hóa chất hoặc áp dụng kỹ thuật truyền thống thì việc sử dụng công nghệ in 3D tạo ra các bản sao từ hiện vật gốc để trưng bày cũng nên được quan tâm thử nghiệm.

Các nhà khoa học, các nhà quản lý cũng đã nêu lên những sáng kiến, giải pháp, đề xuất rất cụ thể, có giá trị thực tiễn cao nhằm định hướng, áp dụng thực hiện trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Hồ Chí Minh nói riêng và hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung gắn với phát triển du lịch.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Bình: Tiến độ dự án đường ven biển chậm vì mặt bằng bị ngắt quãng

Quảng Bình: Tiến độ dự án đường ven biển chậm vì mặt bằng bị ngắt quãng

Dự án Thành phần 1 - Đường ven biển Quảng Bình hiện nay đang gặp một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thi công, đặc biệt là mặt bằng bị ngắt quãng.
Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Nhằm hướng về đoàn viên, chăm lo tốt cho người lao động, tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.
Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định công nhận thành phố Nam Định (dự kiến mở rộng địa giới hành chính) là đô thị loại II.
Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Chuỗi giá trị về mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp mà Hùng Nhơn xây dựng tại Tây Ninh ước tính có giá trị doanh thu đến 5 tỷ USD vào năm 2030.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Các tiểu thương chợ truyền thống đang phải gồng mình để cạnh tranh với tình trạng chợ cóc, bán hàng rong chứ không phải các mô hình tiên tiến khác.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Lạng Sơn tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt các dự án trọng điểm.
Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Thái Nguyên và các chủ thể sản phẩm OCOP chủ trương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh, xuất khẩu bằng nhiều hình thức.
Hà Nội: Khám bệnh, tặng thuốc miễn phí cho 1.000 người dân tại Thanh Oai

Hà Nội: Khám bệnh, tặng thuốc miễn phí cho 1.000 người dân tại Thanh Oai

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Lễ phát động hành trình thanh niên Thủ đô tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng và ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác 2024.
Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tháng 4/2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang đạt 1.918 tỷ đồng, bằng 8,1% so với kế hoạch năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mới đây, TP. Cần Thơ đã thực hiện chuyến học hỏi kinh nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh về mô hình hoạt động một số cảng biển, cảng ICD và trung tâm logistics.
Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Trong 4 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế của Đồng Tháp tiếp tục chuyển biến tích cực, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều tăng cao.
Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống

Ngày 5/5/2024, Tây Ninh sẽ tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh 2021-2030, tầm nhìn 2050, theo đó địa phương phấn đấu trở thành nơi đáng đến và đáng sống.
Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 4/5, TP. Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân 250 chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Ngày 4/5, tại Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh đã diễn ra Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu năm 2024 chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất của cả nước. Đồng thời, chỉ số PAR Index nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước.
Thanh Hóa: Hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội với số tiền hàng trăm tỷ đồng

Thanh Hóa: Hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội với số tiền hàng trăm tỷ đồng

Thực trạng hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng bảo biểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa với số tiền hàng trăm tỷ đồng đang làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Lai Châu: Xác minh tài sản đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị

Lai Châu: Xác minh tài sản đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị

Thông tin từ UBND tỉnh Lai Châu, sáng nay (4/5), Thanh tra tỉnh Lai Châu công bố Quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị.
Lào Cai: Phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Lào Cai: Phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã năm 2024.
Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

4 tháng đầu năm 2024, các chỉ số phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc.
Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu thành lập thêm 2.000 doanh nghiệp mới để đạt mốc 20.000 doanh nghiệp.
Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Để giúp doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu, ngoài xúc tiến thương mại, Sở Công Thương Cà Mau tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, tuyên truyền về các FTA.
TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

Trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng TP. Hồ Chí Minh đạt 12,5 tỷ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang điều hành hoạt động của Tỉnh ủy Bắc Giang từ ngày 25/4.
Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Tháng 4 cao điểm nắng nóng có thời điểm lên đến 40 độ C, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện làm mát rất lớn, qua đó kéo theo hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến.
Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Một cơn giông lốc kèm theo mưa đá vừa xảy ra tại huyện Mai Sơn (Sơn La) gây thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu của người dân địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động