Thứ sáu 27/12/2024 14:29

Ngày này năm xưa 1/12: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương

Ngày này năm xưa 1/12: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương; bổ sung danh mục hoá chất cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

Chuyên mục Ngày này năm xưa trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương; sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các sự kiện quốc tế ngày 1/12.

Ngày 1/12/2014 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2146/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ảnh; TTXVN

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 1/12/1902: Ngày sinh của Nguyễn Thái Học. Nguyễn Thái Học là nhà cách mạng Việt Nam chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền thực dân Pháp. Ông là một trong số những người sáng lập Việt Nam Quốc dân đảng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị thực dân Pháp bắt và chém đầu ngày 17 tháng 6 năm 1930 tại Yên Bái.

Ngày 1/12/1920: Ngày sinh của Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh tên khai sinh là Lê Văn Giác, bí danh là Nguyễn Phú Hòa, Sáu Nam, là nguyên Chủ tịch nước thứ tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 1992 – 1997. Trước đó, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, giữ quân hàm Đại tướng. Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh tham gia cách mạng khi chỉ mới 17 tuổi, tham gia cả 2 cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp. Trong chiến tranh chống Mỹ, Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh từng giữ vị trí Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng.

Ngày 1/12/1958: Mỹ - Diệm đã đầu độc hơn 6.000 tù nhân yêu nước ở trại giam Phú Lợi, tỉnh Bình Duong làm cho 1000 người chết. Một phong trào quần chúng đấu tranh chống địch khủng bố tàn sát nổ ra khắp Sài Gòn và miền Nam, nhất là trong giới công nhân, lao động, kéo dài đến tháng 3-1959. Ở Hà Nội và miền Bắc có nhiều cuộc tuần hành, mít tinh lên án tội ác dã man này của Mỹ - Diệm và đòi trả lại tự do cho những người kháng chiến và đồng bào yêu nước ở miền Nam đã bị chúng giam giữ, cầm tù.

Ngày 1/12/2000: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 69/2000/QĐ-BCN về quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch.

Ngày 1/12/2002: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 203/2003/QĐ-BCN chuyển Xí nghiệp Xây lắp điện thuộc Công ty Điện lực thành phố Hà Nội thành Công ty cổ phần Xây lắp điện và Viễn thông.

Ngày 1/12/2003: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 149/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Xuất nhập khẩu và Hợp tác quốc tế thành Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam.

Ngày 1/12/2006: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 40/2006/QĐ-BCN về việc bổ sung Danh mục hoá chất cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BCN ngày 07/4/2006 của Bộ Công nghiệp về việc công bố Danh mục hoá chất cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

Ngày 1/12/2010: Bộ Công Thương ban hành Thông tư 38/2010/TT-BCT về việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2011 với thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với hàng có xuất xứ từ Lào.

Ngày 1/12/2014: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2146/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của ngành.

Ngày 1/12/2015: Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 42/2015/TT-BCT quy định đo đếm điện năng trong hệ thống điện. Thông tư quy định về đo đếm điện năng trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện và bán lẻ điện, bao gồm các nội dung: Yêu cầu đối với Hệ thống đo đếm, Hệ thống thu thập số liệu đo đếm và Hệ thống quản lý số liệu đo đếm; Trách nhiệm của các đơn vị trong đo đếm điện năng.

Ngày 1/12/2020: Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 tổ chức buổi “Ra mắt tổ triển khai kế hoạch 399 của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại trong hoạt động thương mại điện tử” gọi tắt là tổ công tác 399. Tham gia Tổ công tác 399 có 11 thành viên là nòng cốt, chuyên gia từ các bộ ngành: Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Tổng cục Quản lý thị trường), Bộ Công An (A05), Bộ Tài chính (Thanh tra Tổng cục Thuế, Cục Chống buôn lậu Tổng cục Hải Quan), Bộ Thông tin truyền thông (Thanh tra Bộ), Ngân hàng nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Sự kiện quốc tế

Ngày 1/12/1783: Nhà Vật lý người Pháp Sáclơ đã tìm ra tất cả những quy tắc của ngành khí cầu hiện đại. Khí cầu do ông nghĩ ra được bơm hiđrô, đã bay lên trời từ vườn Tuyilơri, và trong giỏ treo có Sáclơ và anh em Rôbe. Các khí cầu thể thao hiện nay chỉ khác khí cầu của Sáclơ ở chỗ nó sử dụng khí không cháy (hêli) và ở chất lượng của vỏ bọc khí cầu.

Ngày 1/12/1866: Ngày mất của Gioócdơ Everét (George Everest, sinh nǎm 1799). Ông là nhà trắc địa nước Anh, làm giám đốc sở trắc địa Ấn Độ, đã lập bản đồ đo đạc cả nước rộng lớn này với độ chính xác cao. Nǎm 1827, ông gia nhập Hội Khoa học Hoàng gia Anh quốc. Nǎm 1841, ông xác định được toạ độ và độ cao của đỉnh núi cao nhất thế giới mang tên Everest.

Ngày 1/12/1925: Ngày sinh của Martin Rodbell. Martin Rodbell là nhà hóa học và nội tiết học người Mỹ, ông từng đoạt giải Nobel Y sinh vì đã có công phát hiện ra protein G. Rodbell tin tưởng rằng có sự tương thông các cơ quan sinh học với máy tính, đặc biệt là về sự dẫn truyền thông tin. Đây chính là tư tưởng quan trọng giúp Rodbell tìm ra và hiểu được vai trò của protein G.

Ngày 1/12/1933: Ngày sinh của Fujiko F. Fujio. Fujiko F. Fujio là họa sĩ truyện tranh Nhật Bản, cực kỳ nổi tiếng với tác phẩm Doraemon, bộ truyện tranh được độc giả nhỏ tuổi nhiều thế hệ ưa thích. Năm 1996, Fujiko F. Fujio được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam trao tặng huy chương “Chiến sĩ văn hóa” do đã đóng góp vào công tác giáo dục trẻ em qua truyện Doraemon.

Ngày 1/12/1959: Ký hiệp ước Nam Cực. Hiệp ước Nam Cực là các hiệp ước điều chỉnh quan hệ quốc tế giữa các quốc gia đối với châu Nam Cực, bắt đầu được các bên ký kết. Hiệp ước chính thức có hiệu lực vào năm 1961 và có 47 quốc gia thành viên bảo vệ châu Nam Cực vì mục đích tự do nghiên cứu khoa học và nghiêm cấm các hoạt động quân sự trên châu lục này.

Ngày 1/12/1982: Liên đoàn phòng cháy, chữa cháy thế giới (viết tắt là FWVFA) được thành lập. Đây là tổ chức được Liên hiệp quốc công nhận, có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản). Nhiệm vụ chủ yếu của Liên đoàn là tổng hợp các nỗ lực nhằm phòng chống các thảm hoạ về cháy nổ, tai nạn trên toàn thế giới, góp phần bảo vệ cuộc sống và tài sản của loài người. Tính đến nǎm 1995, số lượng thành viên tham gia Liên đoàn phòng cháy chữa cháy thế giới có 145 nước, trong đó có Việt Nam.

Ngày 1/12/1987: Tổ chức y tế thế giới quyết định lấy ngày này hàng nǎm là ngày thế giới phòng chống AIDS do vi rút HIV gây ra. Từ tháng 6/1987, Bộ Y tế nước ta đã thành lập Uỷ ban AIDS với sự giúp đỡ của chương trình AIDS toàn cầu, thực hiện thành công chương trình ngắn hạn phòng chống AIDS (1989-1990). Tháng 10/1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã quyết định thành lập Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS với sự tham gia của 14 bộ, ngành và đoàn thể.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Kim Nhật Thành. (Ảnh: Baotanghochiminh)

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 1/12/1958: Chủ tịch Hồ Chí Minh dự lễ ký Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Phạm Văn Đồng, thay mặt Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Thủ tướng Kim Nhật Thành, thay mặt Đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.

Ngày 1/12/1960: Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị. Thay mặt Đoàn Việt Nam, Người đã ký vào bản Tuyên bố chung, sau đó chụp ảnh chung với các đoàn đại biểu.

Ngày 1/12/1962: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và nói chuyện với Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III. Phân tích thực trạng văn nghệ dưới thời thuộc Pháp, Người chỉ rõ: Khi dân tộc bị áp bức, thì văn nghệ cũng mất tự do. Văn nghệ muốn tự do thì phải tham gia cách mạng.

Ngày 1/12/1968: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đồng chí Nguyễn Lương Bằng và hai bác sĩ Việt Nam đến thăm, kiểm tra sức khỏe cho Người. Cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó chủ tịch Tôn Đức Thắng gặp mặt thân mật với đoàn thiếu niên dũng sĩ diệt Mỹ của miền Nam ra thăm miền Bắc và cùng ăn cơm với các cháu.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Tin cùng chuyên mục

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'