Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương, quốc tế và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 24/2.
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
Ngày 24/2/1996, Pháp lệnh 02/1996/PL-UBTVQH9 quy định về việc Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân và việc Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
Ngày 24/2/2004. Quyết định số 12/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp - Doanh nghiệp hoạt động khoa học và công nghệ, thí điểm tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Ngày 24/2/2005, Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS - Quyết định của Bộ Thủy sản về việc ban hành danh mục hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh Thủy sản
Ngày 24/2/2006, Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam
Ngày 24/2/2006, Bộ Thương mại Ban hành Văn bản số 0051/TM-DM về việc cấp visa cho các lô hàng (cat) 638/639, 647/648 xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ bằng đường hàng không từ ngày 24/2 đến 28/2/2006.
Ngày 24/2/2006, Quyết định số 399/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp về việc đính chính Quy chế Bảo quản và Huỷ bỏ giếng khoan dầu khí ban hành kèm theo Quyết định số 37/2005/QĐ-BCN ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Ngày 24/2/2006, Bộ Thương mại ban hành Thông báo số 0049/TM-DM - Điều hành hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ năm 2006 đối với phần nguồn còn lại dành cấp visa tự động Cat 341/641.
Ngày 24/2/2006, Bộ Thương mại Cấp hạn ngạch 0050/TM-DM hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ năm 2006 theo hình thức ký quỹ/bảo lãnh đối với Cat. 435 và 447
Ngày 24/2/2009, Thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT/BTC-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư liên tịch số 39/2005/TTLT/BTC-BKHCN ngày 23/5/2005 hướng dẫn quản lý tài chính của Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế ...
Ngày 24/2/2010, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 08/2010/TT-BCT, quy định về giá bán điện năm 2010 và hướng dẫn thực hiện |
Ngày 24/2/2010, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 08/2010/TT-BCT, quy định về giá bán điện năm 2010 và hướng dẫn thực hiện.
Ngày 24/2/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 285/QĐ-TTg về việc thành lập Ban quản Khu kinh tế tỉnh Long An
Ngày 24/2/2011, Quyết định 279/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam.
Ngày 24/2/2014, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 09/2014/TT-BCT, quy định việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2014 và năm 2015 với thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với hàng hoá có xuất xứ từ Campuchia.
Ngày 24/2/2022, Bộ Công Thương ban hành Văn bản hợp nhất số VBHN-BCT quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ngày 24/2/2022, Bộ Công Thương ban hành Văn bản hợp nhất số 3/VBHN-BCT quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
Sự kiện quốc tế
Ngày 24/2/1582, Giáo hoàng Grêgôriô XIII đưa ra lịch Gregory, quyết định bỏ 10 ngày trong tháng 10 năm đó.
Ngày 24/2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được chính thức công bố, sau đó được dịch ra nhiều thứ tiếng và xuất bản ở nhiều nước trên thế giới.
Ngày 24/2/1861, bắt đầu trận Đại đồn Chí Hòa giữa quân Pháp và quân Nguyễn, quân Pháp giành chiến thắng sau hai ngày giao chiến.
Ngày 24/2/1868, Andrew Johnson trở thành Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên bị luận tội.
Ngày 24/2/1920, Đảng Công nhân Đức đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa trong hội nghị tại Hofbräuhaus München.
Ngày 24/2/2022, Nga triển khai "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Donbass, miền Đông Ukraine.
Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 24/2/1920, Nguyễn Ái Quốc nhận được thư của Vĩnh San (Cựu hoàng Duy Tân), lúc này đang bị đày tại đảo Rôniung (Rounion) ngoài Ấn Độ Dương gửi qua chủ nhiệm tờ “L’ Humanitộ” (Nhân Đạo).
Ngày 24/2/1946, Bác Hồ họp Thường vụ Trung ương đối phó với sự thoả hiệp Pháp - Hoa cũng như sự quấy phá của những thế lực đang đòi chia quyền lãnh đạo vào thời điểm chuẩn bị triệu tập Quốc hội.
Ngày 24/2/1947, Bác viết thư gửi Uỷ viên Cộng hoà Pháp G.Xanhtơni (J.Sainteny), tiếp tục kêu gọi hoà bình: “Chỉ cần nước Pháp công nhận nền độc lập và sự thống nhất của Việt Nam thì ngay lập tức cuộc chiến sẽ ngừng, hoà bình và niềm tin cậy lẫn nhau sẽ trở lại, và chúng ta sẽ lại có thể bắt tay vào công cuộc lao động và kiến thiết vì hạnh phúc chung của hai dân tộc chúng ta”. Bức thư đó bị chặn lại... và sau này Xanhtơni đã cay đắng cho rằng nước Pháp thua trận chỉ vì không chìa bàn tay của mình với Hồ Chí Minh.
Tiếp đến trong tháng 2/1948, Bác Hồ gửi thư cho Hội nghị Tư pháp toàn quốc nhấn mạnh: “...Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn cần phải nêu cao cái gương “phụng công, thủ pháp (chăm lo việc công, giữ gìn pháp luật), chí công vô tư” cho nhân dân noi theo”.
Ngày 24/2/1948, nhận được thông báo là tất cả bộ đội Khu II và Khu III đều biết đọc, biết viết, Bác Hồ viết thư khen ngợi: “Đó là một thắng lợi to cho quân đội ta, cho Chính phủ ta và cho dân tộc ta. Dốt nát cũng là kẻ địch. Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm. Địch dốt nát tấn công ta về tinh thần, cũng như địch thực dân tấn công ta bằng vũ lực. Địch thực dân dựa vào địch dốt nát để thi hành chiến lược ngu dân. Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa dân ta vào nơi mù quáng. Bộ đội ta tiêu diệt được giặc dốt, tức là tiêu diệt được một lực lượng hậu thuẫn của thực dân... Một quân đội văn hay võ giỏi, là một quân đội vô địch!”. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ khuyến khích tinh thần học tập trong quân đội, mà còn thể hiện tư tưởng “học phải đi đôi với hành”, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với chiến trường, quân sự gắn liền với chính trị.
Thấm nhuần những lời dạy của Người, đồng thời nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mỗi quân nhân đều xác định rõ, bên cạnh việc đánh giặc giỏi, cần phải có trình độ văn hóa tốt, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, có kiến thức toàn diện về chính trị, quân sự, nghiệp vụ, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật thì mới có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Ngày 24/2/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thǎm công trường xây dựng 3 nhà máy: Cao su Sao Vàng, Xà phòng Hà Nội và Thuốc lá Thǎng Long ở Hà Nội. Ảnh tư liệu |
Ngày 24/2/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thǎm công trường xây dựng 3 nhà máy: Cao su Sao Vàng, Xà phòng Hà Nội và Thuốc lá Thǎng Long ở Hà Nội. Phát biểu ý kiến với công nhân, cán bộ, Bác Hồ nói: “Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, muốn xứng đáng là giai cấp lãnh đạo thì phải gương mẫu trong công tác. Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội, muốn nước nhà mau chóng thống nhất, muốn được tự do sung sướng, mọi người phải khắc phục khó khǎn, thi đua tǎng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”.
Ngày 23/2/1959, Bác nhận được thư của cán bộ, công nhân viên Xưởng may 10, viết: Hôm Bác đến, chúng cháu chú ý kỹ thấy quần áo Bác mặc đã cũ, chúng cháu vô cùng cảm động. Vì vậy chúng cháu không hẹn mà nên, mỗi người một ý bàn nhau may biếu Bác 2 bộ quần áo. Tuy quần áo chúng cháu may chưa đẹp, nhưng đó là cả tấm lòng thành của chúng cháu. Ngày 24/2/1959, trong thư trả lời, Bác biểu dương những thành tích đơn vị đó đạt được, cảm ơn đã biếu Bác quà và đề nghị dùng một bộ để làm giải thưởng thi đua.
Nhân Rằm tháng Giêng năm Canh Dần (24/2/1950), Bác làm bài thơ “Nguyên tiêu”:
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chinh viên, / Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên. / Yên ba thâm xứ đàm quân sự. / Dạ bán quy lai nguyệt món thuyền”.
Xuân Thuỷ dịch:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi/ Sang xuân nước lẫn màu trời thêm xuân/ Giữa dòng bàn bạc việc quân/ Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.