Thứ tư 16/04/2025 20:16

Ngày 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi)

Ngày 7/2/2025, tiếp tục phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi).

Luật Hóa chất được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007. Sau 16 năm thi hành, Chính phủ nhận thấy, so với thời điểm ban hành, hệ thống pháp luật hiện nay đã có nhiều thay đổi; Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn liên quan đến lĩnh vực hóa chất; nhiều Luật mới có liên quan cũng đã được Quốc hội ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung.

Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV

Bên cạnh đó, Việt Nam đã gia nhập nhiều hiệp định thương mại tự do và một số Công ước, Điều ước quốc tế mới về quản lý hóa chất. Mặt khác, thực tiễn thi hành luật cũng cho thấy một số quy định của Luật Hóa chất hiện hành đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc, không còn phù hợp với tình hình thực tế.

Vì vậy, việc sửa đổi Luật Hóa chất là cần thiết nhằm kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương mới của Đảng trong lĩnh vực hóa chất và khắc phục một số vướng mắc, bất cập của Luật hiện hành, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Mục đích, quan điểm xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi) để kịp thời thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển công nghiệp hóa chất. Đồng thời, sửa đổi toàn diện, đồng bộ các quy định của Luật Hóa chất theo hướng vừa bảo đảm kế thừa các quy định “đã chín, đã rõ, được đa số đồng tình và đã được kiểm chứng qua thực tiễn”; bãi bỏ các quy định không còn phù hợp, gây vướng mắc, cản trở; bổ sung, phát triển các quy định mang tính nguyên tắc, nền tảng phù hợp với tình hình mới gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế.

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn được Chính phủ thống nhất trình Quốc hội thông qua, bao gồm: Phát triển bền vững ngành công nghiệp hóa chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại; quản lý hóa chất đồng bộ trong toàn bộ vòng đời; quản lý hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm; nâng cao hiệu quả đảm bảo an toàn hóa chất.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh P4G

Thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Việt Nam là thành viên sáng lập, đối tác chính thức P4G

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự triển lãm tăng trưởng xanh

Đề xuất hình sự hóa tội phạm bán hàng đa cấp

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải đổi mới tư duy, nâng tầm nhìn, đất nước là quê hương

Địa phương sáp nhập từ 2 tỉnh không quá 450 đại biểu

Ban Chấp hành cơ quan Đảng Trung ương không quá quá 39 người

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025-2030 có gì mới?

Khi Tổng Bí thư nói 'Đất nước là quê hương': Đừng níu kéo cái cũ mà cản bước tương lai

Số lượng uỷ viên ban thường vụ cấp tỉnh, thành thuộc Trung ương trong nhiệm kỳ mới

P4G hỗ trợ 2,8 triệu USD cho doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội thông tin về việc sửa đổi Hiến pháp

Tiêu chuẩn cấp uỷ viên các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thời gian cụ thể tiến hành đại hội đảng bộ các cấp

Sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự Thanh tra Chính phủ

Hướng dẫn phương án nhân sự cấp uỷ sau sáp nhập

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2025

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Sáng nay, diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11