Thứ hai 18/11/2024 12:26

Ngành gỗ Đồng Nai đối mặt với khủng hoảng thiếu hụt vốn, đơn hàng giảm mạnh

Đối với các doanh nghiệp ngành gỗ Đồng Nai thời điểm những tháng cuối năm là thời gian tăng tốc sản xuất để cung cấp hàng hóa cho thị trường

Đối với các doanh nghiệp ngành gỗ thời điểm những tháng cuối năm là thời gian các doanh nghiệp đều tăng tốc sản xuấtđể cung cấp hàng hóa cho thị trường phục vụ mùa mua sắm và Tết cổ truyền, đồng thời hoàn thành những mục tiêu đã đề ra trong năm. Thế nhưng năm nay tình hình những tháng cuối năm có phần trầm lắng vì nhiều doanh nghiệp giảm đơn hàng, công nhân thiếu việc làm, khó khăn chồng chất. Nhưng số đông các doanh nghiệp đều cố gắng tìm cách duy trì sản xuất để giữ chân lao động, chờ ngày sản xuất phục hồi

Gỗ và sản phẩm gỗ là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sau dệt may, giày dép và thủy sản. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đả xuất khảu qua thị trường 120 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường phát triển như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, …..bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Năm 2021 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đạt 16,8 tỷ USD và tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm 2020, đóng góp vào thành tựu trung của cả nước, riêng tỉnh Đồng Nai kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ đạt 1,86 tỷ USD tăng 11% so với cùng kỳ. Với đà phục hồi sản xuất sau đại dịch, ngành gỗ đề ra mục tiêu tăng trưởng 20% trong năm 2022. Thế nhưng với những rủi ro bất chấp đang diễn ra trên thị trường thế giới, đến nay đã là tháng cuối năm, việc hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu 16,3 tỷ USD trong năm 2022 là nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

Ghi nhận của phóng viên tại Công ty TNHH Gỗ Kiến Phúc (Trảng Bom) là một trong những doanh nghiệp có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh ngành gỗ từ hơn 20 năm qua. Những sản phẩm giường, tủ, kệ sách doanh nghiệp sản xuất đã khẳng định thương hiệu uy tín trên thị trường và được xuất khẩu qua thị trường các nước Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, ...Ở thời điểm hiện nay hơn 100 công nhân trong công ty vẫn có việc làm thường xuyên với thu nhập trên 6 triệu đồng/người/tháng thế nhưng trên thực tế doanh nghiệp đang phải đối ặt với rât nhiều khó khăn. Ông Trần Văn Thành- Giám đốc của công ty chia sẻ: Khó khăn lớn nhất của chúng tôi hiện nay là tín dụng ngân hàng, tín dụng thắt chặt lại nen nguồn vốn xoay vòng chủa chúng tôi rất là khó”

Xưởng sản xuất công ty gổ Kiến Phúc

Bên cạnh khó khăn nguồn tín dụng ngân hàng bị thắt chặt, số đông các doanh nghiệp ngành gỗ bị giảm đơn hàng, hông có đơn hàng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phải ngừng sản xuất nhiều tháng nay. Ảm đạm từ các nước châu Á cho đến thị trường Châu Âu và Mỹ, nguyên nhân được cho là tình hình lạm phát ở một số quốc gia xuất khẩu ở mức cao. Tại một số đơn vị sản xuất ván ép xuất khẩu qua Hàn Quốc và Malaixia cho thấy các hoạt động sản xuất ở thời điểm này chủ yếu là thực hiện các đơn hàng đã ký kết từ trước còn đơn hàng mới đã sụt gảm khoảng 60% và lượng hàng tồn kho vẫn đang tăng lên từng ngày. Khó khăn từ các DN sản xuất kéo theo khó khăn của các đơn vị cung ứng nguyên liệu gỗ. Các đối tác tiêu thụ nguyên liệu gỗ đang gặp nhiều khó khăn, điều này cũng làm cho doanh số bán hàng của các đơn vị cung cấp nguyên liệu sụt giảm.

Trao đổi với chúng tôi Ông Võ Quang Hà- Giám đốc Taivivo, Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai chia sẻ thêm: Tôi chưa bao giờ chúng kiến cảnh tượng như thế này trong 20 năm qua. Đúng là có một giai đoạn khủng hoảng ở Mỹ 2002 và ở Việt Nam chúng ta năm 2010, tuy nhiên tình trạng đó diễn ra trong thời gian ngắn, còn tình trạng khủng hoảng hiện nay kéo dài và không biết các doanh nghiệp còn trụ lại được bao lâu.

Thời điểm này các doanh nghiệp ngành gỗ tại Đồng Nai nói riêng cũng như các doanh nghiệp chế biến gỗ trên cả nước đang phải đối diện với các khó khăn chưa từng có, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất ngành gỗ.

Phạm Kỳ
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gỗ

Tin cùng chuyên mục

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Mục tiêu tăng trưởng GDP qua lăng kính chuyên gia quốc tế

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Sở Công Thương Long An hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính