Thứ hai 18/11/2024 00:20

Ngành gỗ cam kết phát triển theo hướng bền vững và có trách nhiệm

Các Hiệp hội gỗ trong cả nước hôm nay (9/11) đã đồng lòng ký cam kết cùng thúc đẩy sự phát triển của ngành gỗ theo hướng bền vững, có trách nhiệm. Một trong những hành động cụ thể hóa cam kết này là sự ra đời của Quỹ Việt Nam xanh với sứ mang xây dựng hình ảnh nhân văn của ngành kinh tế chế biến gỗ, gắn sự phát triển của ngành với lợi ích và phát triển của cộng đồng.

Các cam kết thể hiện trách nhiệm của ngành gỗ gồm: Tuân thủ nghiêm pháp luật của nhà nước để đảm bảo toàn bộ các hoạt động trong các khâu nhập khẩu, xuất khẩu, khai thác, vận chuyển, mua bán, chế biến gỗ là hợp pháp. Các Hiệp hội ủng hộ Chính phủ Việt Nam trong việc tăng cường kiểm tra, giám sát nguồn gỗ nhập khẩu, đặc biệt là gỗ nhiệt đới từ các nước lân cận và từ Châu Phi, được nhập khẩu vào Việt Nam từ các khu vực địa lý rủi ro và loài rủi ro, bao gồm cả các loài nằm trong danh mục Công ước về Buôn bán quốc tế đối với các loài nguy cấp (CITES) và Hiệp định Đối tác Tự nguyện VPA/FLEGT.

Các Hiệp hội gỗ ký cam kết phát triển bền vững chiều 9/11 tại TP. Hồ Chí Minh

Cùng với đó, các hiệp hội sẽ yêu cầu tất các thành viên của tuân thủ nghiêm ngặt tinh thần của Nghị định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp - VNTLAS; tuyệt đối không sử dụng gỗ nhiệt đới, đặc biệt từ nguồn Châu Phi, Lào và Campuchia để làm các sản phẩm xuất khẩu. Các Hiệp hội kêu gọi các doanh nghiệp thành viên sử dụng gỗ rừng trồng trong nước, sản phẩm làm từ gỗ rừng trồng, và gỗ nhập khẩu từ vùng địa lý tích cực và loài không rủi ro. Đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nhằm phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ các hành vi gian lận thương mại và đầu tư trong ngành.

Để triển khai các nội dung trong Cam kết này, mỗi Hiệp hội sẽ tiến hành xây dựng Chương trình hành động, theo lộ trình và bố trí đủ nguồn lực để thực hiện hiệu quả.

Theo ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam đã trở thành một ngành quan trọng không chỉ về kinh tế mà còn về khía cạnh xã hội và môi trường từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, cách nhìn chung của cộng đồng về ngành chưa tương hợp, khi cho rằng sự phát triển của ngành gắn liền với suy giảm trữ lượng rừng, gây nhiều hệ lụy về môi trường lẫn xã hội, là nguyên nhân chủ yếu của những biến cố thiên tai, lũ lụt nặng nề vừa qua.

Thực tế, cách hiểu này không còn đúng. Từ lâu nay, ngành gỗ Việt Nam đã quen với việc sử dụng gỗ nguyên liệu được khai thác từ rừng trồng để đưa vào sản xuất, chế biến xuất khẩu. Điều này phù hợp với sự phát triển của diện tích rừng trồng trong cả nước, ngành gỗ thừa hưởng được thành quả từ các chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc từ năm 1994. Theo đó, trữ lượng gỗ khai thác từ rừng trồng trong nước hằng năm ước đạt trên 35 triệu m3. Nhu cầu nguyên liệu đã thúc đẩy diện tích rừng trồng tăng giúp cho độ che phủ rừng tăng theo, hoàn thiện chuỗi cung ngành lâm nghiệp, tạo ra công ăn việc làm thay đổi đời sống các hộ trồng rừng, tác động tích cực đến môi trường và xã hội.

Việc sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng cũng phù hợp với nhu cầu và xu hướng tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… Đây hầu hết là các thị trường có quy định ngặt nghèo về nguồn gốc gỗ, tính hợp pháp của gỗ. Người tiêu dùng tại các thị trường này không chấp nhận các sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, đặc biệt là các loài gỗ nhiệt đới, gỗ quý. Các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam nhận thức được rõ các quy định cũng như thị hiếu tiêu dùng tại các thị trường trên và đã chấp hành nghiêm túc các quy định và yêu cầu này.

Bên cạnh đó, ngành gỗ Việt Nam cũng sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ các nước Mỹ, châu Âu, Úc, Canada, NewZeland,…. Đây hầu hết là các nước có nền lâm nghiệp phát triển, rừng được trồng, quản lý và khai thác bền vững.

Được biết, các hiệp hội của ngành gỗ trên cả nước đã thực hiện ký kết gồm: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA BINH DINH), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Thanh Hóa (THVIFORES), Chi hội Gỗ dán, Chi hội Dăm gỗ.

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Sở Công Thương Long An hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc