Ngành dệt may: Nhiều triển vọng phát triển

Mặc dù có nhiều biến động phức tạp trong năm 2018, nhưng dệt may là một trong những ngành XK chủ lực của Việt Nam cán đích sớm, vượt mục tiêu đề ra với kim ngạch XK đạt 36 tỷ USD. Phóng viên Báo Công Thương đã trao đổi với ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - về triển vọng của ngành trong năm 2019.

Ông đánh giá thế nào về những kết quả đạt được của XK dệt may Việt Nam trong năm 2018?

Năm 2018, diễn biến thị trường khá phức tạp, tạo nhiều áp lực lớn cho ngành dệt may. Đó là sự biến động thay đổi của thời tiết, kéo theo lượng hàng tồn kho của toàn cầu; Nhật Bản cũng dừng không đặt hàng áo jacket. Bên cạnh đó, chúng ta phải cạnh tranh với 4 cường quốc về dệt may (Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan) do chi phí của họ rẻ hơn. Việc đồng NDT phá giá tới 11,5% trong khi tiền đồng của Việt Nam vẫn giữ giá khiến XK sợi vào Trung Quốc gặp khó khăn…

nganh det may nhieu trien vong phat trien
Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS)

Tuy nhiên, kết thúc năm 2018, XK toàn ngành dệt may Việt Nam vẫn đạt kim ngạch khoảng 36 tỷ USD, vượt 1,5 tỷ USD so với mục tiêu đề ra, tăng trưởng 17% so với năm trước.

Đáng chú ý, thặng dư thương mại toàn ngành đạt 17,7 tỷ USD, cao hơn so với các ngành khác. Kết quả tăng trưởng XK cũng như thặng dư lớn của ngành cho thấy những nỗ lực của DN đã đi đúng hướng. Đặc biệt, thời gian tới, một loạt nhà máy đã đầu tư trong nước của DN nội địa như: Dệt Bảo Minh, May Thắng Lợi… hay các DN FDI Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong… sẽ đi vào hoạt động, tiếp tục góp phần giảm dần phụ thuộc nguyên liệu NK và nâng cao giá trị thặng dư thương mại cho ngành dệt may.

Nhiều ý kiến cho rằng, CPTPP có hiệu lực sẽ mang lại cơ hội cho DN nhưng không lớn, do Hoa Kỳ đã rút ra khỏi hiệp định này, trong khi đây là thị trường XK lớn của dệt may Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về luồng ý kiến này?

Theo tôi, cơ hội cho dệt may Việt Nam trong năm 2019 rất lớn. CPTPP có hiệu lực sẽ mang lại cho ngành dệt may cơ hội ở nhiều thị trường mới. Diễn biến gần nhất trong quý III và quý IV/2018 cho thấy, nhiều nhà NK Úc, Canada, New Zealand đã đến với Việt Nam...

Dù không có Hoa Kỳ, XK của dệt may Việt Nam vào thị trường này không thay đổi vì chúng ta vẫn là thành viên của WTO. Năm 2018, XK vào Hoa Kỳ chiếm 46 % tổng kim ngạch XK dệt may Việt Nam; năm 2019, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là thị trường XK lớn.

Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực trong năm 2019 cũng mở ra cơ hội cho dệt may Việt Nam gia tăng vào thị trường lớn là EU. Đối với thị trường Trung Quốc, dù họ phá giá đồng NDT nhưng thị trường này vẫn ổn định vì chúng tôi vẫn có giải pháp riêng để XK. Trước đây, chúng ta NK nhiều sản phẩm dệt may từ thị trường Hàn Quốc, nhưng nay, họ đã NK của Việt Nam…

Với cơ hội về thị trường như vậy, chúng tôi đã đặt mục tiêu kim ngạch XK toàn ngành trong năm 2019 đạt 40 tỷ USD; trong đó, thặng dư đạt 20 tỷ USD.

Bên cạnh những cơ hội, thách thức đặt ra đối với ngành dệt may là gì, thưa ông?

Về quốc tế, chúng ta vẫn phải đối mặt với biến đổi khó lường về thời tiết nên sẽ có sự dịch chuyển đơn hàng. Tư duy nhà thiết kế và người tiêu dùng thay đổi, cần bắt kịp được nhu cầu của thị trường.

Trong nước, năm 2019, khó khăn lớn nhất là chưa có sự đột phá về tầm nhìn của các địa phương trong việc xử lý nước thải ở các khu công nghiệp để thu hút nhà đầu tư, tận dụng được lợi ích mà CPTPP hay các hiệp định khác mang lại. Nhưng, hiện các địa phương không mặn mà lắm với ngành dệt may để khuyến khích đầu tư.

Khó khăn nữa là điện, các nhà đầu tư sẽ đắn đo nếu không được bảo đảm nguồn điện thiếu hụt. Bên cạnh đó, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao; việc đào tạo chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của ngành… Nếu không đầu tư khoa học - công nghệ, sẽ không đáp ứng kịp các đơn hàng vì thời gian giao hàng ngày càng rút ngắn. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý cũng là thách thức không nhỏ, nhất là các chính sách liên quan giữa thuế và hải quan chưa khuyến khích được DN XK.

Xin cảm ơn ông!

Mặc dù có nhiều biến động phức tạp trong năm 2018, nhưng dệt may là một trong những ngành XK chủ lực của Việt Nam cán đích sớm, vượt mục tiêu đề ra với kim ngạch XK đạt 36 tỷ USD. Phóng viên Báo Công Thương đã trao đổi với ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - về triển vọng của ngành trong năm 2019.
Minh Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp hội dệt may Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động