2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
Bình Thuận: Tổng kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Bình Thuận công bố danh sách các dự án vi phạm pháp luật đất đai

Ông Võ Văn Hoà - Giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận cho biết, Phương án phát triển cụm công nghiệp (CCN) của Bình Thuận đã được tích hợp và Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Trong đó, Bình Thuận sẽ có 38 CCN, tổng diện tích đất được phân bổ 1.278,4 ha. “Chính phủ cũng cho Bình Thuận dự phòng diện tích 713 ha để phát triển CCN”, ông Võ Văn Hoà nói.

Hiện tỉnh có 27 CCN đang hoạt động thu hút 175 dự án vào đầu tư, diện tích trên 270 ha, tỷ lệ lấp đầy CCN đạt tương đối thấp, khoảng 36%. Các CCN cũng đang giải quyết một lượng lớn việc làm cho lao động địa phương, góp phần tăng sản xuất công nghiệp.

Ông Hoà cũng thông tin, trên địa bàn tỉnh có một số CCN thu hút được đầu tư thứ cấp lớn như CCN Nam Hà. Công ty TNHH Giày Nam Hà chuyên sản xuất giày xuất khẩu sang EU, Trung Đông, hiện đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 1, công suất khoảng 6,8 ngàn đôi/năm, dự kiến thu hút 9.000 lao động; giai đoạn 2 dự kiến đầu tư trong năm 2024 - 2025, khi hoàn thành sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 20.000 lao động.

Công ty TNHH Giày Hà Nam, cụm công nghiệp Hà Nam, tỉnh Bình Thuận
Công ty TNHH Giày Hà Nam, Cụm công nghiệp Hà Nam, tỉnh Bình Thuận

Để thu hút đầu tư hạ tầng CCN cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp, những năm qua, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển CCN. Trong đó, từ ngân sách địa phương, tỉnh đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào CCN như hạ tầng điện, cấp thoát nước, đường giao thông … Đồng thời, bám sát tiến độ triển khai thủ tục, thi công để hỗ trợ tháo gỡ những vướng mắc phát sinh cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Bình Thuận cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý phát triển CCN, địa phương tiếp tục hoàn chỉnh bổ sung các quy định, chính sách theo Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về Quản lý phát triển CCN (NGhị định số 23) cho đồng bộ, thông suốt.

Ông Hoà cũng cho hay, để phát huy những đóng góp tích cực của khu vực CCN đối với phát triển kinh tế-xã hội, Tỉnh uỷ tỉnh Bình Thuận đã ban hành Nghị quyết 09 về phát triển công nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó xác định mỗi địa phương đến năm 2025 có từ 1-2 CCN hoàn thiện hạ tầng. “Hạ tầng trong hàng rào do nhà đầu tư là chính, ngoài hàng rào chúng tôi đang tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ bằng những chính sách hữu hiệu”, ông Hoà một lần nữa nhấn mạnh.

Sở Công Thương Bình Thuận đang tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế hỗ trợ đầu tư kinh doanh hạ tầng môi trường CCN nhưng đang vướng một số quy định liên quan đến pháp luật môi trường, hiện đang chờ hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Riêng với Nghị định số 32/2024/NĐ-CP (Nghị định số 32) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5/2024, theo lãnh đạo Sở Công Thương Bình Thuận đã tích hợp khá đầy đủ với các quy định liên quan hiện hành. Tuy nhiên, căn cứ thực tế địa phương, ông Hoà vẫn băn khoăn một số vấn đề cần được Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể trong quá trình triển khai Nghị định số 32.

Thứ nhất, việc đầu tư hạ tầng CCN còn nhiều vướng mắc, trong đó để xác định chủ đầu tư thì nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng làm hai thủ tục, trong đó có một thủ tục do Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, một thủ tục Sở Công Thương tham mưu. Hiện hai thủ tục này chưa tích hợp được và đang gây mất nhiều thời gian thực hiện cho doanh nghiệp.

"Cần làm rõ thủ tục nào trước, thủ tục nào sau bởi thực hiện đồng thời rất khó với địa phương và doanh nghiệp khi triển khai. Thành phần hồ sơ của hai thủ tục này đề nghị nên hợp nhất thành một bộ và gửi cả hai Sở, để khi làm thủ tục thành lập cụm và thủ tục chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư trong CCN thống nhất”, ông Hoà đề xuất. Đồng thời nhấn mạnh, quy định về thành phần hồ sơ, thời gian thực hiện thủ tục hành chính để thành lập CCN, Bộ Công Thương đã ban hành quy định, địa phương sẽ cố gắng rút ngắn nhằm thuận lợi cho nhà đầu tư với điều kiện thành phần 2 hồ sơ thông nhau.

Thứ hai, trước đây, Nhà nước có đầu tư vốn ngân sách để đầu tư hạ tầng giao thông, cấp thoát nước trong một số CCN nhưng trong Nghị định số 32 chưa xác định cụ thể việc bàn giao ra sao. Với nội dung này, lãnh đạo Sở Công Thương Bình Thuận đề xuất, có thể giao cho chủ đầu tư hạ tầng CCN tiếp tục quản lý và xem đây là nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ nhưng thủ tục thực hiện phải thuận lợi cho nhà đầu tư.

Trên thực tế, vướng mắc của Bình Thuận soi chiếu vào Nghị định số 32 có thể thấy phần lớn thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp tỉnh. Nghị định số 32 đã phân cấp mạnh mẽ về cho địa phương. Hiện Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 đang được Bộ Công Thương rốt ráo hoàn thành, khi được ban hành hướng dẫn địa phương sẽ có căn cứ để triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Phương tiện Giao thông, vận tải và Công nghiệp hỗ trợ - Vietnam AutoExpo 2024 sẽ khai mạc từ ngày 13 đến 16/06/2024 tại Hà Nội
Công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

Công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

Làm thế nào để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam “chen chân” vào chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn là bài toán khó cần phải nỗ lực hơn.
Nam Định hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn

Nam Định hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn

Nam Định đã và đang sử dụng rất hiệu quả nguồn kinh phí khuyến công nhằm thực hiện mục tiêu hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn.
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam (ENE Vietnam 2024) dự kiến diễn ra từ ngày 16 - 18/5/2024 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, TP. Hà Nội.
Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDI

Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDI

Chiếm đến hơn 65% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo được đánh giá là “điểm sáng” trong bức tranh FDI.

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp cung ứng trực tiếp sản phẩm công nghiệp nông thôn tới người tiêu dùng

Giải pháp cung ứng trực tiếp sản phẩm công nghiệp nông thôn tới người tiêu dùng

Chiều 14/5, Trung tâm Khuyến công 1 đã phối hợp tổ chức Hội nghị trực tuyến nhằm giới thiệu, quảng bá và hiệu chỉnh sàn giao dịch thương mại điện tử D2C.
Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Ngày 14/5, tại Hà Nội, Nhà máy Z143 thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng tổ chức Đại hội Thi đua Quyết thắng giai đoạn 2019-2024.
Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Sản xuất công nghiệp đang duy trì đà tăng trưởng, đặc biệt là sự phục hồi ấn tượng của lĩnh vực chế biến, chế tạo.
Công nghiệp - “xương sống” của nền kinh tế

Công nghiệp - “xương sống” của nền kinh tế

Nhìn lại quá trình phát triển công nghiệp của Việt Nam trong 73 năm qua cho thấy, công nghiệp đã có những bước tiến được ví như “xương sống” của nền kinh tế.
Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển

Xây dựng mối liên kết, xúc tiến thương mại,… đây là 2 trong nhiều giải pháp để hỗ trợ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khu vực phía Bắc phát triển.
Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Nhiều nhãn hàng quan tâm và coi ngành dệt may của Việt Nam như một nguồn cung hấp dẫn, ổn định và uy tín.
Hội nghị ngành Công Thương 06 tỉnh Bắc Trung Bộ

Hội nghị ngành Công Thương 06 tỉnh Bắc Trung Bộ

Chiều ngày 13/5, tại TP Đồng Hới đã diễn ra Hội nghị ngành Công Thương và phát động phong trào thi đua Sở Công Thương 6 tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2024.
Nghệ An: Triển khai các giải pháp thúc đẩy công nghiệp phát triển

Nghệ An: Triển khai các giải pháp thúc đẩy công nghiệp phát triển

Năm 2024, tỉnh Nghệ An đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt từ 15 đến 16%. Để đạt được mục tiêu này, Nghệ An đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.
Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Xây dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường cho sản phẩm công nghiệp nông thôn ở Tuyên Quang là một chủ trương đúng đắn để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Triển lãm Thép Đông Nam Á 2024

Triển lãm Thép Đông Nam Á 2024

Sáng 13/5, tại thành phố Đà Nẵng diễn ra Hội nghị và Triển lãm Thép Đông Nam Á 2024 (SEAISI Conference &Exhibition 2024).
Ninh Bình: Nâng cao năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Ninh Bình: Nâng cao năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Nhờ sự hỗ trợ kịp thời của chương trình khuyến công, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm.
Ngành cơ khí Việt Nam làm gì để bứt phá?

Ngành cơ khí Việt Nam làm gì để bứt phá?

Cơ khí là ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, tuy nhiên thời gian qua ngành này vẫn chưa phát triển như kỳ vọng.
"Lực đẩy" cho công nghiệp Bắc Ninh tăng trưởng

"Lực đẩy" cho công nghiệp Bắc Ninh tăng trưởng

Công tác khuyến công được nhận định là một trong những lực đẩy quan trọng giúp công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Ninh tăng trưởng.
Lâm Đồng: Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương gỡ khó các thủ tục triển khai thành lập cụm công nghiệp

Lâm Đồng: Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương gỡ khó các thủ tục triển khai thành lập cụm công nghiệp

Tỉnh Lâm Đồng kiến nghị một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định về quản lý, phát triển, thành lập cụm công nghiệp.
Tương lai thế giới sẽ ra sao khi Trung Quốc tăng tốc nghiên cứu phát triển robot hình người

Tương lai thế giới sẽ ra sao khi Trung Quốc tăng tốc nghiên cứu phát triển robot hình người

Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nhiều lĩnh vực, bao gồm sản xuất công nghiệp, đặc biệt là phát triển robot hình người.
100% công trình thuỷ điện vận hành an toàn góp phần đảm bảo điện và cấp nước hạ du

100% công trình thuỷ điện vận hành an toàn góp phần đảm bảo điện và cấp nước hạ du

Đây là báo cáo của Bộ Công Thương tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ 2024.
Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Mong muốn thu hút vốn FDI vào khâu thượng nguồn nhằm tự chủ nguồn nguyên, phụ liệu trong nước của ngành dệt may chưa đạt kỳ vọng.
Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Nhờ triển khai sớm các nội dung, đề án, Trà Vinh đã và đang đảm bảo tiến độ kế hoạch khuyến công của địa phương.
Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

Bộ Công Thương ban hành văn bản về việc gửi hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2024.
Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Ngày 8/5, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm đầu tiên với chủ đề “Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động