Thứ hai 21/04/2025 09:33

Thêm cơ hội cho xuất khẩu dệt may sang Brazil

Ngày 21/3 tới đây, Hội thảo giao thương Brazil - Việt Nam tổ chức tại Hà Nội sẽ mở rộng cơ hội xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường tiềm năng này.

Thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngày 21/3 tới đây, Đại sứ quán Brazil tại Hà Nội sẽ phối hợp với các đơn vị tổ chức “Hội thảo giao thương Brazil - Việt Nam”.

Hội thảo hứa hẹn sẽ là một trải nghiệm độc đáo và là cơ hội kết nối giữa các doanh nghiệp, công ty hàng đầu Brazil và Việt Nam, mở ra các cơ hội hợp tác, phát triển trong nhiều lĩnh vực, ngành hàng của hai quốc gia. Công tác kết nối sẽ được cấp Chính phủ và lãnh đạo quốc gia Brazil trực tiếp điều hành, chỉ đạo và hỗ trợ nhằm thắt chặt tinh thần hợp tác.

Cùng với da giày, đồ gỗ và vật liệu xây dựng, y tế và thiết bị phụ trợ… dệt may thời trang là đối tượng ngành hàng được “nhắm" tới trong sự kiện.

Dệt may thời trang là một trong nhóm ngành "đối tượng" dự kiến tham gia Hội thảo giao thương Brazil-Việt Nam. Ảnh minh họa

Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan, tháng 1/2024 Việt Nam xuất khẩu khoảng 6,2 triệu USD giá trị hàng dệt may sang thị trường Brazil. Brazil cũng là một trong số thị trường quan trọng của dệt may Việt Nam tại khu vực Nam Mỹ.

Ông Ngô Xuân Tỵ - Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Brazil từng chia sẻ về tiềm năng của thị trường này: Brazil là quốc gia đông dân thứ 6 trên thế giới với hơn 215 triệu người và diện tích đứng thứ 5 thế giới với hơn 8,5 triệu km2. Brazil hiện có nhiều thuận lợi trong phát triển thương mại toàn cầu khi là nhà cung cấp nhiều nguyên vật liệu quan trọng cho các ngành sản xuất cho thế giới.

Quan trọng hơn, Brazil là thị trường không khó tính, tương đối mở và thị hiếu người dân rất đa dạng, nhu cầu lớn là cơ hội tốt cho hàng hóa nhập khẩu nói chung và hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam nói riêng.

Ông Ngô Xuân Tỵ cũng thông tin: Một số sản phẩm chủ lực của Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu vào Brazil như: Máy móc thiết bị, điện tử, dệt may, da giày, thuỷ sản… “Thực tế những mặt hàng này ghi nhận tăng trưởng liên tục trong xuất khẩu những năm qua”, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Brazil nhấn mạnh.

Dù được nhận định có nhiều cơ hội mở rộng thị phần, tuy nhiên thị trường Brazil tiềm ẩn nhiều thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, khoảng cách địa lý quá xa khiến chi phí logistics tăng cao. Việt Nam chưa có hiệp định thương mại tự do hoặc thỏa thuận thương mại với Brazil do vậy, hàng Việt xuất khẩu vào thị trường này chịu thuế rất cao, có những mặt hàng lên tới 35% như sản phẩm dệt may, da giày.

Cũng như một số quốc gia khu vực Nam Mỹ khác, xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước rất cao, Chính phủ Brazil đang xem xét nghiên cứu xây dựng các biện pháp phòng vệ thương mại, nhất là với sản phẩm ảnh hưởng tới thị trường nội địa. Đây là vấn đề doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần đặc biệt lưu ý.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh khốc liệt về chất lượng và giá cả từ các nhà xuất khẩu Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore cũng là thách thức lớn.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp hội dệt may Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn