Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
Kịch bản nào đang đợi nền kinh tế thế giới? WTO nêu các quy tắc mới về thương mại dịch vụ; Mỹ lạc quan về tăng trưởng của kinh tế thế giới Nhật Bản đang làm gì để lấy lại vị thế cường quốc kinh tế thế giới?

Nếu như khai thác dầu mỏ đã quyết định trật tự chính trị và tài chính vào thế kỉ 20, thì khai thác đồng được dự tính sẽ đóng vai trò lớn trong nền kinh tế tương lai. Lý do là vì, việc giảm thải lượng khí thải cacbon và sử dụng năng lượng xanh đang là mục tiêu của các quốc gia cả lớn và nhỏ trên toàn cầu. Tuy vậy, để chuẩn bị hệ thống điện và cơ sở hạ tầng cho chuyển đổi năng lượng này cần một lượng lớn đồng, nhiều hơn mức các công ty hiện nay đang khai thác.

Thực tế, đồng đang đóng vai trò quan trọng vì nó là kim loại dẫn điện tốt, có hiệu quả cao và khó có thể thay thế bằng những kim loại rẻ hơn như nhôm. Đồng có mặt ở trong tất cả các vận dụng sử dụng điện hằng ngày như điều hòa hay vi mạch. Đặc biệt, đồng rất quan trọng trong chuyển đổi năng lượng. Ước tính cần hàng triệu mét dây đồng để xây dựng các nhà máy điện gióđiện mặt trời, nhiều hơn nhiều so với nhà máy nhiệt điện than và khi đốt. Hơn nữa, đồng cũng đóng vai trò lớn trong việc sản xuất xe điện: Một chiếc ô tô điện tiêu tốn khoảng 58 kg đồng, nhiều gấp đôi so với ô tô chạy bằng xăng.

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?
Mỏ đồng Sin Quyền tại Lào Cai. Nguồn ảnh: Phan Trang, VGP.

Theo một nghiên cứu của Tập đoàn S&P Global (Mỹ), để đạt được các mục tiêu phát thải carbon ròng bằng 0, nhu cầu đồng được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2035, lên 50 triệu tấn. Ngay cả với những dự báo khiêm tốn nhất cũng cho rằng nhu cầu về đồng sẽ tăng hơn 30% trong thập kỷ tới, khi các chính phủ và doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào quá trình trung hòa cacbon. Tuy vậy, để đảm bảo đáp ứng nguồn cung đồng trong tương lai là một điều khó khăn.

Mặc dù có thể tái chế đồng từ các thiết bị điện tử cũ nhưng lượng đồng từ đó không đủ để đáp ứng nhu cầu gia tăng. Vì vậy, giải pháp duy nhất là khai thác thêm đồng, nhưng ngành ngày cũng gặp rất nhiều khó khăn. Do bị ảnh hưởng bởi yếu tố cung - cầu của nền kinh tế, nhiều công ty khai thác đang thận trọng trong việc tăng cường công suất vì sợ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu sụt giảm. Trầm trọng hơn, việc khai thác các mỏ đồng mới đang ngày càng khó khăn và tốn kém hơn do phải chú trọng nguồn lực đào sâu vào lòng đất. Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng môi trường từ việc khai thác đồng cũng đang làm cản trở nguồn đầu tư vào ngành này.

Tờ Bloomberg dự đoán, tình trạng thiếu đồng nếu xảy ra sẽ khiến giá tăng vọt, có nguy cơ gây tổn hại đến tính kinh tế của xe điện và năng lượng tái tạo, đồng thời làm chậm quá trình chuyển đổi năng lượng xanh tại nhiều nước. Tuy nhu cầu tăng sẽ tạo động lực cho các nhà khai thác, nhưng việc phát triển một mỏ đồng mới sẽ tốn rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) đã ước tính, ngành khai thác đồng cần chi 150 tỷ USD trong thập kỷ tới nếu muốn giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Vì vậy, các chính phủ đang nỗ lực để đảm bảo những nguồn cung đồng trong tương lai. Được biết, hầu hết quặng đồng được khai thác ở Châu Mỹ Latinh và Châu Phi và sau đó được xuất khẩu sang các quốc gia khác để tạo ra đồng nguyên chất. Còn tại Trung Quốc, chính phủ nước này đã cho xây dựng các nhà máy với công suất luyện kim khổng lồ, cũng như đầu tư vào các mỏ nước ngoài để bù đắp cho nguồn dự trữ đồng hẹn hạn của mình. Nhờ vốn đầu tư lớn từ các nước như Trung Quốc, các nước xuất khẩu đồng lớn như Chile, Peru và Congo đang có lợi thế để đưa ra các điều khoản thương mại, qua đó đem lại nhiều lợi ích cho xã hội và môi trường.

Thực trạng ngành khai thác quặng đồng tại Việt Nam

Việt Nam là nước có tiềm năng lớn trong ngành khai thác quặng đồng. Theo báo cáo của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim, nước ta có khoảng 1.874.382 tấn đồng kim loại, trong đó, cấp trữ lượng là 441.002 tấn, cấp tài nguyên khoảng 983.843 tấn và tài nguyên dự báo khoảng 449.536 tấn.

Hiện tại, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng đồng Việt Nam đã được phê duyệt trong Quyết định số 910/QĐ-TTg năm 2018 của Chính phủ. Trong đó, nước ta phấn đấu đạt sản lượng chế biến đồng là 47.000 tấn/năm, cũng như hoàn thành hoàn thành 10 dự án đầu tư mới và 05 dự án cải tạo, mở rộng khai thác quặng đồng tại các tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, Cao Bằng, Thái Nguyên vào năm 2025.

Phú Quý (theo Bloomberg)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự hội thảo phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự hội thảo phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Công nghệ điện gió ngoài khơi sẽ có mặt tại Vietship 2025

Công nghệ điện gió ngoài khơi sẽ có mặt tại Vietship 2025

Đẩy mạnh hợp tác công nghiệp ô tô Việt Nam – Áo

Đẩy mạnh hợp tác công nghiệp ô tô Việt Nam – Áo

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: 5 mục tiêu cho VEAM để tăng trưởng 2 con số

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: 5 mục tiêu cho VEAM để tăng trưởng 2 con số

Kỷ nguyên vươn mình: Cơ hội cho doanh nghiệp cơ khí, điện

Kỷ nguyên vươn mình: Cơ hội cho doanh nghiệp cơ khí, điện

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Bắc Ninh chủ động ứng phó sự cố hoá chất

Bắc Ninh chủ động ứng phó sự cố hoá chất

Diễn tập ứng phó sự cố hoá chất năm 2024 tại Bắc Ninh

Diễn tập ứng phó sự cố hoá chất năm 2024 tại Bắc Ninh

Số hóa trong lĩnh vực công nghiệp - bài toán cho các nhà sản xuất

Số hóa trong lĩnh vực công nghiệp - bài toán cho các nhà sản xuất

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động

TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali