Longform
15/04/2024 16:09
Longform | Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

15/04/2024 16:09

Báo Công Thương có buổi phỏng vấn độc quyền với chuyên gia về những cơ hội và các khuyến nghị khi TP. Đà Nẵng thúc đẩy phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn.
Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Chính quyền đóng vai trò quan trọng và phải xây dựng được chính sách hỗ trợ phát triển vi mạch bán dẫn từ ý kiến của doanh nghiệp và phải công bằng; đồng thời, đảm bảo được sở hữu trí tuệ cho sản phẩm vi mạch bán dẫn.

Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Việt Nam và Hoa Kỳ đang thúc đẩy hợp tác trong tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ khi nâng cấp mối quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Đón đầu những cam kết từ Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ Việt Nam nâng cao vị trí trong chuỗi cung bán dẫn toàn cầu thông qua nguồn trợ cấp gieo mầm trị giá triệu USD cho các sáng kiến phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn, từ tháng 10/2023, TP. Đà Nẵng đã liên tục những hoạt động hội nghị, hội thảo và tổ chức các chuyến thăm các cấp để đẩy mạnh thu hút đầu tư cũng như khởi động các chương trình phát triển nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn, đồng thời xác định: Phát triển vi mạch bán dẫn trở thành động lực tăng trưởng mới cho thành phố.

Báo Công Thương có buổi phỏng vấn độc quyền với Mary Polley - Tham tán Văn hóa – Thông tin Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và Tiến sĩ George Chiu – Giáo sư Kỹ thuật Cơ khí và Trợ lý Trưởng khoa Chương trình Kỹ thuật Toàn cầu và Quan hệ đối tác tại Đại học Purdue (một trong những trường Đại học đào tạo ngành khoa học kỹ thuật hàng đầu Hoa Kỳ) về những cơ hội và các khuyến nghị khi TP. Đà Nẵng thúc đẩy phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn.

Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Ông, bà đánh giá thế nào về cơ hội phát triển bán dẫn của Việt Nam khi mà Hoa Kỳ đã cam kết hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này?

- Bà Mary Polley - Tham tán Văn hóa – Thông tin Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam:

Khi mối quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam được nâng cấp lên Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, chúng tôi cam kết hợp tác chiến lược với Việt Nam và thúc đẩy phát triển không chỉ lĩnh vực công nghiệp bán dẫn mà còn nhiều lĩnh vực khác.

Trong đó, Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ để Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ cao của cả khu vực, ở nhiều lĩnh vực, trong đó có vi mạch bán dẫn. Chúng tôi cũng sẽ thảo luận với Việt Nam những bước tiếp theo để hiện thực hóa cam kết đó như: Thông qua các chuyến thăm, làm việc ở nhiều cấp độ như lãnh đạo Chính phủ, Nhà nước, hay các chuyến giao lưu học tập chia sẻ kinh nghiệm ở các doanh nghiệp, đến thăm nhiều thành phố ở Hoa Kỳ không chỉ Washington D.C. mà còn Boston, Arizona, California… Tại đó, chính quyền các địa phương cũng như các tập đoàn bán dẫn Hoa Kỳ sẽ trao đổi chia sẻ kinh nghiệm phát triển vi mạch bán dẫn, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nhân lực bán dẫn ở mọi cấp độ, cả trong chương trình K-12 (Kindergarten through Twelve) trong giáo dục STEM, hay tiếng Anh sử dụng trong lĩnh vực STEM.

Đó cũng là lý do chúng tôi mời các học giả, chuyên gia xuất sắc của Hoa Kỳ như Tiến sĩ George Chiu đến Việt Nam để chia sẻ những quan điểm, những kinh nghiệm trong đào tạo nhân lực. Chính phủ Hoa Kỳ cũng đồng thời tổ chức các chuyến thăm dành cho lãnh đạo Việt Nam đến Hoa Kỳ và bàn bạc phương thức hợp tác thế nào để xây dựng, phát triển đội ngũ nhân lực, cũng như khả năng lãnh đạo, tạo ra sự kết nối giữa ngành và các trường đại học cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ để từ đó giúp sinh viên có cơ hội được hưởng lợi từ mối quan hệ hợp tác này; giúp sinh viên có cơ hội việc làm không chỉ trong hiện tại mà tương lai từ 5 – 10 năm tới.

Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

- Tiến sĩ George Chiu:

Tôi cho rằng việc nâng cấp quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp bán dẫn là một cơ hội thực sự tốt cho Việt Nam, nhưng đồng thời cũng có sự cạnh tranh khốc liệt với các quốc gia khác. Tuy nhiên, cơ hội vẫn nhiều hơn, bởi tất cả các quốc gia đều muốn nâng cao năng lực trong lĩnh vực này. Về thuận lợi, Việt Nam có mối quan hệ rất tốt với Hoa Kỳ, đặc biệt sau khi hai bên đã nâng tầm mối quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2023. Việt Nam không chỉ nâng tầm mối quan hệ với Hoa Kỳ mà còn với các quốc gia khác.

Tôi cũng nhận thấy, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác khi có lực lượng lao động dồi dào và chất lượng. Nhìn từ cơ hội này, theo tôi, Việt Nam cần chú trọng phát triển lĩnh vực bán dẫn tạo ra động lực để có thể phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ. Nhưng lĩnh vực bán dẫn chỉ là điểm ban đầu, điểm khởi đầu để mở rộng ra nhiều công nghệ khác trong tương lai.

Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?
Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?
Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Đà Nẵng xác định vi mạch bán dẫn là động lực tăng trưởng mới của thành phố và đã khởi động nhiều hoạt động để thúc đẩy lĩnh vực này. Đánh giá của ông, bà về những nỗ lực trên?

- Tham tán Văn hóa – Thông tin Mary Polley:

Đại sứ quán Hoa Kỳ đánh giá cao sự chủ động và hành động nhanh chóng của TP. Đà Nẵng thông qua những hoạt động như: Tổ chức các đoàn lãnh đạo sang thăm các công ty, tập đoàn về vi mạch bán dẫn Hoa Kỳ; liên tục có các cuộc gặp, trao đổi với chính quyền, các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp của Hoa Kỳ; xúc tiến nhiều hoạt động khác để kêu gọi thu hút đầu tư trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

Mới đây, hồi đầu tháng 4/2024, chúng tôi cũng đã có buổi làm việc với chính quyền TP. Đà Nẵng với sự tham dự của nhiều sở, ngành, cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Tại chương trình làm việc, lãnh đạo thành phố đã mong muốn được hỗ trợ kết nối để có thể tiếp cận nguồn quỹ Đổi mới sáng tạo và An ninh công nghệ quốc tế (ITSI) thuộc Đạo luật CHIPS Hoa Kỳ; đồng thời, hỗ trợ kết nối các trường Đại học Hoa Kỳ hợp tác với các trường Đại học tại Việt Nam nói chung, TP. Đà Nẵng nói riêng phát triển các chương trình giáo dục kỹ thuật công nghệ; hỗ trợ kêu gọi các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Đà Nẵng.

Về phía thành phố, lãnh đạo UBND Đà Nẵng cho biết đang kiến nghị có cơ chế đặc biệt về thuế, đất đai, các thủ tục để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực vi mạch bán dẫn vào thành phố. Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc với các trường, sở ban ngành của Đà Nẵng để thực hiện các chương trình trao đổi chuyên gia, thúc đẩy hợp tác giáo dục lâu dài.

Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

- Tiến sĩ George Chiu:

Thông qua các phương tiện thông tin và buổi làm việc với UBND TP. Đà Nẵng, tôi đã biết được một số hoạt động của chính quyền TP. Đà Nẵng. Theo đó, chính quyền thành phố và các sở ngành, tổ chức đã bắt đầu tổ chức các hoạt động thực hiện và tiếp cận với các tổ chức, doanh nghiệp bán dẫn quốc tế. Đó là bước khởi đầu rất tốt. Trong chuyến công tác đến Việt Nam lần này, tôi đã có cuộc gặp với chính quyền thành phố cũng như các trường đại học để tìm hiểu thêm về định hướng của thành phố về lĩnh vực này.

Từ thực tiễn cho thấy, chính quyền đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật, trong đó có bán dẫn. Đầu tiên, chính quyền phải là người đặt ra quy tắc của cuộc chơi (the Rules of Game). Các nguyên tắc, chính sách chính quyền xây dựng phải rõ ràng, phải công bằng và đồng thời tạo ra sân chơi tự do, cạnh tranh lành mạnh, một sự tự chủ nhất định để doanh nghiệp hoạt động. Bởi bán dẫn là hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế trí thức thì buộc phải chú trọng đến quyền sở hữu trí tuệ (IP). Khi chính quyền đặt ra được những nguyên tắc rõ ràng, minh bạch và bảo vệ quyền sở hữu đối với các sản phẩm thì khi đó doanh nghiệp sẽ xem đây là cam kết đủ sức thuyết phục để sẵn sàng đầu tư, đến với thành phố trong lĩnh vực này.

Một điều quan trọng nữa đó là chính quyền phải có quan hệ đối tác chặt chẽ với doanh nghiệp, để từ đó xác định ra các cơ hội và định hướng phát triển.

Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?
Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong vi mạch bán dẫn. Ở cấp vĩ mô, sẽ có những chương trình hỗ trợ đào tạo nào được Hoa Kỳ ưu tiên thúc đẩy tại Việt Nam trong thời gian tới?

- Tham tán Văn hóa – Thông tin Mary Polley:

Hoa Kỳ từ lâu đã có nhiều hỗ trợ dành cho Việt Nam trong việc đào tạo nhân lực ngành STEM, bắt đầu với chương trình học bổng Quỹ Giáo dục Việt Nam Vietnam Educational Foundation (VEF). Thông qua VEF, Chính phủ Hoa Kỳ đã trao hơn 600 học bổng sau đại học cho sinh viên Việt Nam đến học tập nghiên cứu tại Hoa Kỳ. Rất nhiều người sau đó đã giữa các vị trí lãnh đạo ngành tại Việt Nam và Hoa Kỳ. Nhiều cựu sinh viên của VEF lại tiếp tục hỗ trợ đưa các sinh viên Việt Nam xuất sắc sang học tập tại các cơ sở đào tạo đại học của Hoa Kỳ, trong đó có Đại học Purdue.

Hợp tác, hỗ trợ giáo dục không chỉ đơn thuần là cung cấp học bổng. Cung cấp học bổng chỉ là một phương thức, bên cạnh đó quan trọng là phải có quan hệ đối tác giữa các trường đại học của Hoa Kỳ và Việt Nam. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ giáo dục STEM mang tính dài hạn và thực hiện hai chiều, có nghĩa là không chỉ có sinh viên Việt Nam đến Hoa Kỳ để học tập mà còn nghiên cứu gửi các học giả từ Hoa Kỳ đến Việt Nam cùng tham gia các dự án nghiên cứu, từ đó, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa các cơ sở giáo dục đào tạo hai nước.

Về nhân lực kỹ thuật – bán dẫn, Việt Nam hiện là 1 trong 7 quốc gia trên toàn thế giới được chọn để nhận tài trợ từ quỹ ITSI. Chương trình hợp tác trong khuôn khổ quỹ ITSI sẽ tập trung chủ yếu vào việc nâng cao năng lực và đào tạo kỹ năng ATP (lắp ráp, kiểm thử, đóng gói). Bên cạnh đó là chương trình thứ hai được thực hiện thông qua USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ) giúp xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức các ngành học cấp bằng trong lĩnh vực kỹ thuật, AI.

Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Là đại diện một trường đào tạo nhân lực kỹ thuật, vi mạch bán dẫn hàng đầu Hoa Kỳ, trong chuyến công tác Đà Nẵng, ông đã có làm việc với cơ sở giáo dục tại Đà Nẵng, vậy có những hợp tác nào sẽ được xúc tiến giữa 2 cơ sở đào tạo nhân lực trong thời gian đến?

- Tiến sĩ George Chiu:

Trong chuyến công tác đến Đà Nẵng, chúng tôi muốn tìm hiểu các trường Đại học tại Đà Nẵng đã làm gì, có chiến lược gì cũng như phương thức gì để phát triển nhân lực bán dẫn nói riêng; khoa học công nghệ nói chung. Bên cạnh đó, với tư cách là một trường đại học của Hoa Kỳ - Đại học Purdue, chúng tôi muốn phát triển quan hệ đối tác mang tính dài hạn, đôi bên cùng có lợi đối với các trường Đại học tại Đà Nẵng. Việc tìm hiểu tham vọng, mục tiêu, chiến lược về đào tạo nhân lực của các Đại học tại Đà Nẵng là gì sẽ giúp chúng tôi xây dựng chương trình để hai bên cùng có lợi.

Chúng tôi sẽ gia tăng sự trao đổi giảng viên, sinh viên, cũng như nhân lực trong lĩnh vực nghiên cứu. Việt Nam và Hoa Kỳ đã nâng cấp mối quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện; thì hợp tác về giáo dục cũng nên phát triển toàn diện lên tầm cao tương ứng.

Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?
Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Đâu là những yếu tố quan trọng Đà Nẵng cần lưu ý để phát triển được lĩnh vực vi mạch bán dẫn?

- Tiến sĩ George Chiu:

Tôi nghĩ chính quyền TP. Đà Nẵng phải thiết lập quan hệ đối tác không chỉ với doanh nghiệp địa phương mà có thể là với các nhà đầu tư nước ngoài để từ đó xác định ra những cơ hội cho Đà Nẵng nói riêng và cho Việt Nam nói chung.

Từ những cơ hội đó, chúng ta có thể xây dựng những chương trình ưu đãi cho các doanh nghiệp. Còn với lực lượng lao động nói riêng, tôi nghĩ rằng chúng ta cần cũng phải tạo ra những ưu đãi cho sinh viên và cho lực lượng lao động để họ có thể di chuyển tới nơi cần lao động, bằng cách tạo ra những cơ hội việc làm tốt để Đà Nẵng trở thành trung tâm thu hút tài năng như đã có ở Việt Nam đồng thời xây dựng nên lộ trình nghề nghiệp để người lao động có thể thay đổi lộ trình phát triển của họ trong tương lai.

Thứ 2, liên quan vấn đề chính sách: Khi xây dựng chính sách hỗ trợ cần xây dựng mục tiêu rõ ràng. Chúng ta phải tìm kiếm, thu thập những ý kiến phản hồi từ các bên, ngành liên quan: công nghiệp, tài chính, thương mại… Đặc biệt là phải xây dựng chính sách dựa trên cơ sở lấy ý kiến khảo sát chính nhóm đối tượng thụ hưởng để đảm bảo tính hiệu quả, cần đảm bảo “cung” chính sách khớp với “cầu”của doanh nghiệp. Và, phải xác định, không chỉ dừng ở chính sách ban đầu mà cần liên tục cập nhật chính sách cho phù hợp với thực tiễn, từ đó xây dựng nên lộ trình phù hợp.

- Tham tán Văn hóa – Thông tin Mary Polley:

Khi xây dựng chính sách, chương trình ưu đãi cần phải tính đến theo hướng xây dựng một hệ sinh thái hoàn thiện đảm bảo tính bền vững cho phát triển vi mạch bán dẫn. Ở đó, sẽ bao gồm 3 yếu tố cốt lõi: Hỗ trợ lực lượng lao động; đảm bảo sử dụng nguồn năng lượng sạch, bền vững; và đảm bảo sở hữu trí tuệ (IP). Nếu xây dựng chính sách đảm bảo 3 yếu tố trên thì sẽ có tính bền vững và thu hút được doanh nghiệp đến đầu tư, hoạt động.

Xin cảm ơn ông, bà!

Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Tháng 1/2024, TP. Đà Nẵng thành lập trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo (DSAC). Đây là nơi đào tạo, bồi dưỡng lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo; hỗ trợ thu thu đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo; liên kết hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước; hỗ trợ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Tháng 3/2024, TP. Đà Nẵng đã thành lập 2 tổ công tác do 2 Phó Chủ tịch UBND thành phố làm tổ trưởng để thực hiện khảo sát, xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn (Đề án “Phát triển chíp bán dẫn và vi mạch Đà Nẵng”).

Cũng tháng 3/2024, TP. Đà Nẵng khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn. Chương trình tập trung đào tạo lực lượng giảng viên nguồn trong lĩnh vực bán dẫn với sự tham gia của các trường Đại học trên địa bàn thành phố và sự động hành hỗ trợ của Công ty Synopsys Việt Nam.

Thực hiện: Vũ Lê - Hạ Vĩ

Vũ Lê - Hạ Vĩ

Có thể bạn quan tâm

Chiến thắng Thượng Đức đập tan "cánh cửa thép"

Chiến thắng Thượng Đức đập tan "cánh cửa thép"

Chiến thắng Thượng Đức đã đi vào lịch sử của vùng đất Quảng Nam-Đà Nẵng trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ và của cả nước với vị trí là trận thắng bước ngoặt.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa Đà Nẵng và Cần Thơ

Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa Đà Nẵng và Cần Thơ

Việc kết nối giao thương giữa thành phố Đà Nẵng và Cần Thơ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, mở rộng thị trường tiêu thụ.