Thứ hai 23/12/2024 22:50

Ngành Công Thương Đồng Tháp: Nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất - xuất khẩu năm 2024

Năm 2024, Đồng Tháp tiếp tục tái cơ cấu ngành công nghiệp, tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng, đa dạng thị trường xuất khẩu.

Thương mại dịch vụ tăng hơn 15%

Năm 2023, là năm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới và cả nước nói chung, trong đó có tỉnh Đồng Tháp. Trong bối cảnh đó, ngành Công Thương đã bám sát quan điểm, định hướng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Công Thương và UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm. Qua đó, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đồng thời huy động mọi nguồn lực cho phát triển nên hoạt động của ngành Công Thương trong năm 2023 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là lĩnh vực thương mại dịch vụ, công nghiệp.

Ngành Công Thương Đồng Tháp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho hàng hóa nông sản

Bà Võ Phương Thủy - Phó Giám đốc phụ trách điều hành Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp - cho biết: Một trong những điểm sáng nổi bật là sự hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường nội địa với các chương trình kích cầu tiêu dùng. Các điểm kinh doanh trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ… hoạt động trở lại 100%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng năm 2023 đạt gần 128.000 tỷ đồng, tăng 15,20% so với năm 2022, đạt 101,04% kế hoạch. Trong đó, tỷ trọng bán lẻ hàng hóa chiếm khoảng 79% trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng, đạt mức tăng trưởng 11,92% so với cùng kỳ.

Một điểm sáng nữa là sự phục hồi mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Bằng sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2023 ước đạt 70.271 tỷ đồng, tăng 6,16% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến tiếp tục phát huy vai trò chủ lực của ngành, chiếm khoảng 98% trong cơ cấu ngành công nghiệp, đạt mức tăng trưởng 6,2% so với cùng kỳ.

Cùng với việc phát triển sản xuất công nghiệp, thì các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm được ngành chú trọng hơn đã góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuỗi liên kết ngành hàng chủ lực của tỉnh. Tính đến nay, đã có hơn 420 sản phẩm của địa phương tham gia kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử uy tín như: Shopee, Lazada, Postmart... và các đơn vị phân phối lơn như: Co.opmart, Big C, Satra, Lotte Mart, Aeon, Winmart, MM Mega Market…

Theo bà Võ Phương Thủy, mặc dù, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các ngành, lĩnh vực kinh tế nhưng hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong năm 2023 có phần khó khăn hơn do ảnh hưởng từ thị trường xuất khẩu. Trong đó, các thị trường xuất khẩu chủ lực, truyền thống của doanh nghiệp Đồng Tháp như Hoa Kỳ, châu Âu bị suy giảm. Do đó, kim ngạch xuất khẩu (không tính hàng tạm nhập tái xuất) đạt 1,25 tỷ USD, bằng 89,50% so với cùng kỳ 2022, đạt 81,43% kế hoạch (kế hoạch 1,53 tỷ USD). Tuy vậy, xuất khẩu gạo được xem là điểm sáng trong xuất khẩu của tỉnh Đồng Tháp, với mức tăng trưởng gần 50% so với cùng kỳ, vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra (đạt 145% kế hoạch).

Nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất - xuất khẩu năm 2024

Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được năm 2023, bà Võ Phương Thủy - cho biết: Sở Công Thương Đồng Tháp đề ra một số chỉ tiêu cụ thể của ngành đặt ra trong năm 2024 như: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10% so với năm 2023. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng 15,71% so với 2023. Kim ngạch xuất khẩu tăng 11,98% so với năm 2023.

Để đạt được mục tiêu, Sở Công Thương sẽ triển khai 4 giải pháp trọng tâm. Theo đó, thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành công nghiệp, phát huy vai trò công nghiệp chế biến tạo động lực tăng trưởng. Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, tạo sự bứt phá trong tăng trưởng; gia tăng năng lực sản xuất của ngành công nghiệp chế biến (chế biến gạo, thuỷ sản đông lạnh, thức ăn chăn nuôi, may mặc, chế biến sau gạo). Đồng thời triển khai “Đề án Phát triển ngành công nghiệp chế biến sâu kết hợp phát triển ngành công nghiệp chủ lực tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” nhằm giữ vững các ngành công nghiệp có lợi thế, phát triển công nghiệp công nghệ cao, nâng cao chuỗi giá trị.

Song song đó, thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ theo hướng hiện đại. Nâng cao vai trò đầu mối và năng lực xúc tiến thương mại. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, gắn kết giữa thương mại điện tử với các loại hình thương mại truyền thống. Coi trọng phát triển các kênh phân phối hàng hóa trong nước, kết nối hợp tác lâu dài với các hệ thống bán lẻ hiện đại (Saigon Co.op, Bách Hóa Xanh, WinMart...).

Cùng với đó, thực thi hiệu quả các giải pháp của Đề án xuất khẩu các sản phẩm chủ lực tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 sau khi được UBND tỉnh phê duyệt nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, tập trung triển khai hiệu quả kế hoạch hành động thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực, tăng cường các biện pháp mở rộng, đa dạng thị trường xuất nhập khẩu.

Đồng thời, tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cam kết đầu tư. Tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp của địa phương tham gia được vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lớn, toàn cầu đang đầu tư tại Việt Nam…

Ngoài ra, Sở Công Thương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp bảo đảm nguồn cung nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hoá thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, phát triển thị trường. Chú trọng nâng cao năng lực hội nhập quốc tế. Cùng với đó, ngành Công Thương Đồng Tháp sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu đúng, trúng, kịp thời và khả thi các chủ trương, chính sách và giải pháp để phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của trung ương và địa phương; kịp thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là các dự án lớn, góp phần gia tăng năng lực sản xuất mới.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Tin cùng chuyên mục

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển