Thứ hai 23/12/2024 00:48

Ngành công nghiệp dược: Nhiều dư địa phát triển

Ngành dược Việt Nam đang được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh 10 - 15%/năm trong các năm tới và quy mô thị trường đến năm 2019 sẽ đạt giá trị 7,3 tỷ USD. Đây là cơ hội rất lớn cho DN ngành dược Việt Nam đầu tư phát triển nguyên liệu và công nghệ, dù còn không ít những thách thức.     
Chi tiêu thuốc bình quân theo đầu người ở Việt Nam còn thấp

Sản xuất chưa đáp ứng tiêu thụ

Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Euromonitor International, chi tiêu thuốc bình quân theo đầu người ở Việt Nam chỉ mới dừng lại ở mức 49,9 USD vào năm 2017, bằng 1/3 mức trung bình của thế giới (147,4 USD). Ngành dược được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh 10 - 15%/năm trong các năm tới và quy mô thị trường đến năm 2019 sẽ đạt giá trị 7,3 tỷ USD. Việt Nam được dự đoán, trong vòng 5 năm tiếp theo, sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng trưởng mạnh và ổn định nhất thế giới về dược phẩm.

Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của ngành dược phẩm là khả năng sản xuất vẫn chưa bắt kịp được tiêu thụ, chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Có khoảng 90% nguyên liệu dược phẩm ở Việt Nam phải NK, chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ, khiến giá thành XK thuốc Việt Nam cao hơn 20 - 15% so với hai quốc gia này.

Đánh giá của Công ty Nghiên cứu ngành và tư vấn Việt Nam (VIRAC) cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ sở vật chất và trang thiết bị của phần lớn các cơ sở sản xuất thuốc, nghiên cứu để triển khai sản xuất hiện nay còn thiếu và không đồng bộ.

Chính vì vậy, việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn nhiều trở ngại. Điều này cũng có thể dễ hiểu khi hiện nay mới chỉ có khoảng hơn 130 DN, cơ sở sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP. Đây là những con số "nhỏ bé" so với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của hơn 94 triệu dân Việt Nam với thu nhập ngày càng cao.

Cơ hội cho các doanh nghiệp

Trong "Chiến lược quốc gia phát triển ngành công nghiệp dược đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030", Chính phủ có kế hoạch đầu tư tới 1,5 tỷ USD cho ngành dược trong 10 năm tới nhằm giảm sự phụ thuộc vào thuốc NK. Chính phủ cũng cam kết tăng tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước từ 50% cuối năm 2015 lên 80% năm 2020. Chi phí thấp đang là một lợi thế để thu hút các nhà đầu tư sản xuất dược trong và ngoài nước. Đặc biệt, y học cổ truyền đang là lĩnh vực phát triển mạnh của nền kinh tế. Trong vòng 2 năm trở lại đây, các công ty dược trong nước đã mạnh tay đầu tư nhà máy mới, thay đổi cung cách quản trị để thích ứng với sự chuyển động trên thị trường.

Mới đây nhất, Tập đoàn Vingroup đã thành lập Công ty Cổ phần Vinfa hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm; đồng thời, xây dựng Dự án "Trung tâm Nghiên cứu sản xuất thuốc Vinfa" tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn 2.200 tỷ đồng. Các tập đoàn dược đã có thương hiệu lâu năm trên thị trường như Traphaco, Imexpharm… cũng đang đầu tư khu nghiên cứu công nghệ cao, dây chuyền sản xuất chuyên dụng, tập trung cho sản phẩm mới, mở rộng thị trường.

Bà Trần Thị Đào - Tổng giám đốc Công ty Imexpharm - cho biết, bên cạnh việc tập trung đầu tư cho các nhà máy kháng sinh công nghệ cao Vĩnh Lộc và Bình Dương, Imexpharm cũng đề ra chiến lược đi nhanh bằng cách mua bán - sáp nhập(M&A) với các DN khi có cơ hội.

Tận dụng lợi thế từ M&A để gia tăng năng lực cạnh tranh cũng đang được Domesco (DMC) - DN lớn của ngành dược - tập trung khai thác từ năm 2017. Cổ đông lớn nhất của Domesco là Tập đoàn Abbott (Mỹ) dự kiến sẽ thực hiện chuyển nhượng quyền thương mại 28 sản phẩm của Abbott cho DMC, trong đó có 17 sản phẩm thuốc thông thường và 11 sản phẩm thuốc điều trị ung thư.

Việt Nam hiện đứng thứ 16 trong số 22 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển dựa theo tiêu chí tổng giá trị tiêu thụ thuốc hàng năm.
Thu Hà
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp dược

Tin cùng chuyên mục

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN