Thứ tư 20/11/2024 18:32

Nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh

Theo Ban Kinh tế Trung ương, các mô hình cụm ngành hiện nay ở Việt Nam mới chỉ phát huy lợi thế quy mô tập trung về mặt địa lý, trong khi các liên kết kinh tế cũng như thúc đẩy việc tham gia vào mạng sản xuất chuỗi giá trị của cụm còn yếu.

Ngày 20/4/2022, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức tọa đàm “Không gian kinh tế Việt Nam: Cụm liên kết ngành cấp quốc gia và cấp tỉnh”.

Phát biểu tại tọa đàm, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh, phát triển không gian kinh tế, hình thành các cụm liên kết ngành là một xu thế phát triển phổ biến được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng với mục đích là nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu.

Ông Nguyễn Đức Hiển phát biểu tại tọa đàm “Không gian kinh tế Việt Nam: Cụm liên kết ngành cấp quốc gia và cấp tỉnh”

Trong những năm gần đây, những chính sách phát triển không gian kinh tế ở Việt Nam, nhất là cụm liên kết ngành, đã cụ thể hóa thành các chủ trương, chính sách, định hướng lớn của Đảng và Chính phủ.

Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh hình thành các vùng công nghiệp, cụm liên kết ngành công nghiệp, khu công nghiệp, các mạng sản xuất, chuỗi giá trị công nghiệp, trong đó cụm liên kết ngành công nghiệp là trọng tâm.

Chính phủ đã có Quyết định số 32/QĐ-TTg, ngày 13/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh gồm: Điện tử và công nghệ thông tin; dệt may; chế biến lương thực thực phẩm, máy nông nghiệp; du lịch và các dịch vụ liên quan.

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng nêu rõ các mô hình cụm ngành hiện nay ở Việt Nam mới chỉ phát huy lợi thế quy mô tập trung về mặt địa lý, trong khi các liên kết kinh tế cũng như thúc đẩy việc tham gia vào mạng sản xuất chuỗi giá trị của cụm còn yếu.

Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đang triển khai một số nghiên cứu phục vụ xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phối hợp xây dựng một số báo cáo nghiên cứu có liên quan, trong đó có Báo cáo “Không gian kinh tế Việt Nam: Cụm liên kết ngành cấp quốc gia và cấp tỉnh” - ông Nguyễn Đức Hiển nêu.

Ông Jacques Morisset, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Giám đốc các Chương trình của Ngân hàng Thế giới tin tưởng rằng các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới sẽ giúp cho Việt Nam xác định và đánh giá về mức độ liên kết ngành ở cấp quốc gia và cấp tỉnh làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách kinh tế; đồng thời giúp các doanh nghiệp trong việc định hướng hoạt động và đầu tư tại Việt Nam.

Cũng tại buổi tọa đàm, ông Phạm Minh Đức, Chuyên gia kinh tế cao cấp, Trưởng nhóm nghiên cứu của WB tại Việt Nam và ông Richard Bryden, Giám đốc sáng lập Dự án Lập bản đồ Cụm Hoa Kỳ, Đại học Harvard, thành viên nhóm nghiên cứu của WB đã trình bày báo cáo “Một số vấn đề về không gian Kinh tế Việt Nam: Cụm liên kết ngành cấp quốc gia và cấp tỉnh”.

Theo ông Đức, báo cáo này đánh giá một cách đầy đủ các liên kết ngành của quốc gia, phân tích chính xác về hồ sơ cụm ngành ở cấp quốc gia, cấp tỉnh. Trong phần thảo luận, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện địa phương đã trao đổi nhiều ý kiến có hàm lượng khoa học cao và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn tại địa phương để hoàn thiện Báo cáo.

Ông Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh: báo cáo có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, có giá trị tham khảo, giúp Trung ương và địa phương xác định rõ lợi thế trong phát triển các cụm liên kết ngành.

Đồng thời, báo cáo sẽ là tài liệu quan trọng phục vụ tích cực cho Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương trong việc định hướng xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Báo Công Thương

Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội

Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW về cách mạng 4.0: Các địa phương đã đạt được thành tựu gì?

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?