Thứ bảy 10/05/2025 00:46

Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành mía đường giai đoạn 2018-2020

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa ban Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh ngành mía đường giai đoạn 2018-2020.  

Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, diện tích sản xuất mía ổn định 300.000 ha, sản lượng mía trên 20 triệu tấn, năng suất mía bình quân đạt 68-70 tấn/ha, chữ đường bình quân đạt 11-12 CCS, năng suất 7 tấn đường/ha. Việc áp dụng cơ giới hóa trong khâu sản xuất, thu hoạch mía tăng 30% so với năm 2018. Sản lượng đường đạt trên 2 triệu tấn, tỷ lệ đường tinh luyện đạt 60% trở lên; trên 70% nhà máy (cụm nhà máy) có công suất trên 4.000 tấn mía/ngày. Sử dụng trên 80% các phụ phẩm (bã mía, mật rỉ) để sản xuất điện, cồn, phân vi sinh và các sản phẩm cạnh đường khác.

Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành mía đường giai đoạn 2018-2020

Để đạt đươc mục tiêu đề ra, Bộ NN&PTNT sẽ cơ cấu lại ngành sản xuất mía đường đồng bộ trên cả 3 mặt: Cơ cấu lại vùng nguyên liệu, cơ cấu lại sản phẩm theo yêu cầu thị trường; cơ cấu lại hệ thống các nhà máy đường, đảm bảo hiệu quả tổng hợp của chế biến đường.

Theo đó, đối với cơ cấu lại vùng nguyên liệu, sẽ phân bổ vùng nguyên liệu theo quy mô công suất nhà máy, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của từng vùng sinh thái và địa phương. Chuyển đổi vùng đất không phù hợp với cây mía sang cây trồng khác có hiệu quả cao hơn. Khuyến khích người dân liên kết sản xuất, tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa, tạo cánh đồng lớn liền vùng, liền khoảnh gắn với các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ mía. Cạnh đó, bố trí nguồn kinh phí ứng dụng khoa học công nghệ, hình thành hệ thống giống ba cấp. Tuyển chọn, phục tráng giống tốt hiện có, khảo nghiệm và đưa vào sản xuất giống mía nhập khẩu phù hợp với các vùng sinh thái.

Ngoài ra, sẽ cơ cấu lại sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, cân đối tỷ trọng giữa đường thô và đường luyện phù hợp với nhu cầu thị trường. Phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng từ phế phụ phẩm của ngành đường: điện, giấy, ván ép (từ bã mía); cồn, ethanol (từ mật rỉ); phân bón hữu cơ vi sinh (từ bã bùn) bằng việc tiếp tục đầu tư trang thiết bị, máy móc để nâng cao công suất và hiệu quả sản xuất nhóm sản phẩm này.

Về cơ cấu lại nhà máy mía đường, Bộ NN&PTNT khuyến khích hình thành các doanh nghiệp sản xuất đường quy mô lớn, nâng công suất bình quân đạt trên 6.000 tấn mía/ngày; nâng tổng công suất thiết kế các nhà máy đường hiện có lên 174.000 tấn mía/ngày…

Bộ NN&PTNT giao Cục Trồng trọt trong giai đoạn 2019-2020 xây dựng chương trình giống mía trọng điểm có năng suất, chữ đường cao, nhất là giống mới, chín rải vụ; đôn đốc các địa phương rà soát, xây dựng phát triển vùng nguyên liệu mía… Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông để nâng cao nhận thức, năng lực của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mía đường, người trồng mía về thực thi cam kết hội nhập quốc tế.

Vào giữa năm 2018, Chính phủ đã đồng ý tiếp tục áp dụng quy định về hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng đường đến hết năm 2019. Việc thực hiện cam kết theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) sẽ bắt đầu từ năm 2020. Trước đó, theo cam kết ATIGA, thuế quan cho mặt hàng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN sẽ từ mức 5% giảm về 0% kể từ ngày 1/1/2018. Việc Chính phủ quyết định giãn thời hạn thực hiện cam kết ATIGA đối với ngành đường đến hết năm 2019 đã giúp các doanh nghiệp nội địa có thêm thời gian chuẩn bị để nâng cao sức cạnh tranh với các đối thủ ngoại.

Thống kê của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho thấy, cả nước hiện có 41 nhà máy đường tại 25 tỉnh thành, tổng công suất thiết kế khoảng 150.000 tấn mía/ngày. Tuy nhiên, trong số này, 22 nhà máy chỉ có công suất dưới 3.000 tấn/ngày.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả cực lớn

Công an Lạng Sơn thông tin việc bắt Tiktoker Lê Việt Hùng

Công ty Cà phê Ea Sim bị cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty hữu nghị Quốc tế

Bạc Liêu: Rà soát các dự án cây xanh để phục vụ điều tra

Đồng Nai: Xử phạt, buộc di dời nhà máy Bibica và Vinacafé Biên Hoà

Ba doanh nghiệp ở Tuyên Quang bị cưỡng chế do nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Ngọc Linh Quảng Nam tại Đắk Nông

Đối tượng Lê Việt Hùng bị bắt sau loạt bài phản ánh của Báo Công Thương

Đồng Nai: Chi nhánh Cao su Miền Nam bị xử phạt 720 triệu đồng

Hai doanh nghiệp tại Yên Bái bị cưỡng chế do nợ thuế

Thông tin mới nhất vụ Chu Thanh Huyền bị tố: Không liên quan, vẫn bán hàng mạnh

Thanh Hóa xử phạt Công ty Thần nông Thanh Hóa vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Cưỡng chế thuế Công ty Landscape Việt Mỹ tại Thanh Hóa

Đà Nẵng cưỡng chế tháo dỡ 7 ki-ốt ven biển

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Xăng dầu Tây Nam S.W.P tại Long An

Cưỡng chế thuế Công ty Nạo vét và Xây dựng Đường thủy

Công ty Sản xuất Tân Thành bị cưỡng chế thuế

Quản lý thị trường kết luận vụ Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều đại diện doanh nghiệp