Thứ tư 01/01/2025 23:31

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Yêu cầu cấp thiết

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm được Đảng, Nhà nước đề ra. Theo đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu cần thiết, quan trọng.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm đa số trong cộng đồng doanh nghiệp (DN) của Việt Nam, song hiện chất lượng lao động tại DN còn nhiều hạn chế, làm giảm sức cạnh tranh của DN trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập.

Cộng đồng DNNVV đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Hàng năm, các DN này tạo thêm hơn 500.000 việc làm, sử dụng tới 50% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP của cả nước. Tuy nhiên, hiện cộng đồng DNNVV đang phải đối mặt với thách thức cạnh tranh do nguồn lực tài chính hạn chế và đặc biệt là chất lượng lao động còn nhiều bất cập.

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp

Đề cập đến chất lượng lao động của DNNVV ông Tô Hoài Nam – Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam - cho rằng, hầu hết chưa đáp ứng được với đòi hỏi, xu thế phát triển của thị trường. 2/3 số lao động đang thiếu hụt kỹ năng, kỹ thuật; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong các DN chỉ chiếm khoảng 40% trong tổng số lao động và chủ yếu ở trình độ sơ cấp và trung cấp. 55% số doanh nghiệp cho rằng rất khó tìm kiếm nguồn lao động có chất lượng cao. Mặt khác, có nhiều DN quan tâm đến công tác đào tạo, nhưng đa số không có chiến lược phát triển gắn liền với tầm nhìn và mục tiêu cụ thể. “Sau đại dịch Covid-19, nhu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh của DN rất lớn, nếu không cải thiện chất lượng, gỡ “nút thắt” lao động DNNVV sẽ rất khó để cạnh tranh, phát triển”- ông Nam cho hay.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng, Nhà nước đề ra. Theo đó, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu cần thiết, quan trọng để phát triển kinh tế tri thức, ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đưa nước ta hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu. Trước yêu cầu này, theo ông Tô Hoài Nam, các DN cần tuyên truyền, vận động người lao động tham gia học tập, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề do DN tổ chức hoặc phối hợp tổ chức, đồng thời nêu cao tinh thần tự học tập, tự nghiên cứu của người lao động.

Về phía cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, nhiều ý kiến cho rằng, cần có các chương trình vận động, tuyên truyền để người sử dụng lao động và người lao động nhận thức rõ lợi ích to lớn của việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra, cần tăng cường hướng nghiệp và tư vấn giới thiệu việc làm trong các cơ sở giáo dục - đào tạo; dự báo, thông tin thị trường lao động để các nhà trường có định hướng trong đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Mới đây, để cải thiện chất lượng lao động trong DNNVV, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường triển khai hoạt động đào tạo nghề cho lao động. Trong đó, yêu cầu thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động trong DNNVV; sắp xếp, bố trí nguồn lực, kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động theo quy định. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đào tạo nghề cho lao động trong DNNVV; chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị của địa phương; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng kế hoạch, triển khai hoạt động đào tạo nghề cho lao động trong DNNVV bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

Theo Thông tư 05/2019/TT-BKHĐT hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% tổng chi phí tổ chức một khóa đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị kinh doanh; hỗ trợ 100% học phí đối với học viên của DNNVV tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...
Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Tin cùng chuyên mục

10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành giáo dục năm 2024

Tuyên dương 125 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số: Truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ vượt qua khó khăn

Hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp công nghệ cao

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT bỏ cộng điểm chứng chỉ nghề, tin học, ngoại ngữ

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Quản trị và Kinh doanh tổ chức khai giảng, trao bằng tốt nghiệp sau đại học

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2024

Nói không với điện thoại, học sinh ở Gia Lai làm gì trong giờ ra chơi?

Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế: Định hướng nghề nghiệp theo hướng xanh, bền vững

Mới nhất, lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh cả nước

Đào tạo gắn với doanh nghiệp - “Một mũi tên, trúng hai đích”

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về giảm tỉ lệ xét tuyển sớm?

Nữ sinh Hà Nội trở thành tân Trạng nguyên tuổi 13 năm 2024

Tái hiện hoạt động thu hoạch, lưu trữ thóc, lúa qua giải đấu robot 'Mùa vàng'

Đà Nẵng: Hơn 6.000 người tham gia OPEN STEM DAY ‘trải nghiệm thế giới thông minh’

Hiệu quả công việc là 'thước đo' đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Khởi động cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024

Ứng dụng Blockchain và AI trong học tập giúp gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên