Nam Định chung tay gỡ “thẻ vàng” IUU

Nam Định cùng các địa phương ven biển gắt gao triển khai giải pháp nhằm tháo gỡ “thẻ vàng” IUU, khôi phục lại thị phần xuất khẩu cho thủy sản Việt Nam tại EU.
Nam Định: Chạy đà sớm cho mục tiêu tăng trưởng công nghiệp, thương mại Nam Định hấp dẫn các “ông lớn” FDI

Dự kiến tháng 6/2024, Ủy ban châu Âu sẽ tiến hành thanh tra lần thứ 5, đây được xác định là cơ hội quyết định để Việt Nam gỡ "thẻ vàng" khai thác thủy sản. Tuy nhiên, nếu không làm được, Việt Nam có thể phải mất vài năm nữa mới có cơ hội, thậm chí nguy cơ bị phạt "thẻ đỏ" chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU), hạn chế xuất khẩu thuỷ sản vào các thị trường quan trọng. Do đó, theo các chuyên gia, nhiệm vụ gỡ "thẻ vàng" IUU đang cấp thiết hơn bao giờ hết và cần dồn sức thực hiện.

Chung tay cùng các tỉnh thành ven biển trên cả nước, Nam Định đang nỗ lực triển khai các hoạt động nhằm đảm bảo hoạt động khai thác của địa phương được thực hiện theo đúng quy định, yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Từ đó, góp sức gỡ “thẻ vàng” IUU cho thủy sản Việt Nam.

Nam Định chung tay gỡ “thẻ vàng” IUU

Nam Định chung tay gỡ “thẻ vàng” IUU. Ảnh minh họa

Ngay từ những ngày đầu năm, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Văn bản số 35/UBND-VP3 về việc tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác IUU. Ban Chỉ đạo 67-IUU tỉnh đã tổ chức ký kết Quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh Nam Định và UBND tỉnh Kiên Giang về kiểm soát hoạt động của tàu cá, xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác và chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; phối hợp cùng các sở, ngành, địa phương liên quan tiếp tục tăng cường công tác quản lý tàu cá.

Địa phương đã lập danh sách tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm và không cấp phép khai thác) báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nghiên cứu, tham mưu thực hiện Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác ảnh hưởng đến nguồn lợi môi trường sinh thái.

Giữ vai trò đặc biệt trong công tác đảm bảo khai thác nguồn lợi thủy sản đúng quy định, lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh Nam Định đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng, các lực lượng có liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến chủ tàu, thuyền trưởng, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh hải sản trên địa bàn nâng cao nhận thức, chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực này.

Trong đợt cao điểm cuối năm 2023 và đầu năm 2024, bộ đội biên phòng tỉnh đã tăng cường lực lượng, phương tiện tuần tra, kiểm soát, chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch phòng, chống khai thác IUU đến năm 2025; tham mưu UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác chống khai thác IUU tại các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy.

Lực lượng cũng đồng thời tổ chức tuần tra cửa sông, bãi ngang gần 2.000 lượt tổ, trên 3.500 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia; kiểm tra, kiểm soát gần 20.000 lượt phương tiện và gần 60.000 lượt người; tuần tra bảo vệ chủ quyền vùng biển, kết hợp giám sát hoạt động nghề cá vịnh Bắc Bộ, chống khai thác IUU 12 đợt/12 biên đội/24 tàu, 12 ca nô/228 lượt cán bộ, chiến sĩ; phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Bên cạnh đó, Ban quản lý Cảng cá Nam Định cũng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đến các ngư dân Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn, đặc biệt là các quy định về khai thác IUU.

Đồng thời tham mưu với Chi cục Thuỷ sản và lực lượng chức năng của tỉnh kiên quyết không cấp giấy tờ thủ tục đối với những tàu cá không đảm bảo an toàn, không trang bị đủ trang thiết bị theo quy định như: Không có tín hiệu kết nối thiết bị VMS, không sơn ca-bin tàu cá, khai thác không đúng nghề theo giấy phép, hồ sơ tàu thiếu thiết kế kỹ thuật được thẩm định. Tăng cường lực lượng phối hợp tuần tra, kiểm soát trên biển để xử lý các tàu cá vi phạm về sử dụng kích điện, ngư cụ cấm, khai thác sai vùng… Phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ liên ngành kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá tại các cảng cá.

Ngoài ra, hàng tháng Ban quản lý Cảng cá lập bảng phân công lịch trực hệ thống giám sát tàu cá 24/24 giờ, phân chia 4 ca/ngày, trang bị 4 màn hình lớn và 4 máy tính phục vụ việc trực hệ thống giám sát tàu cá.

Có thể thấy, Nam Định đã có những động thái quyết liệt đảm bảo hoạt động đánh bắt, khai thác trên vùng biển thuộc quyền quản lý của địa phương đúng quy định. Đây cũng là phần đóng góp không nhỏ của tỉnh trong việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan về kiểm soát hoạt động khai thác hải sản. Đồng thời là minh chứng hữu hiệu cho sự nỗ lực cùng với các địa phương trên cả nước tháo gỡ “thẻ vàng” IUU cho thủy sản Việt Nam, mở rộng hơn cánh cửa cho ngành hàng thủy sản tiến vào thị trường EU.

2 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản khai thác của Nam Định đạt 8.341 tấn, tăng 1,7%. Trong đó, sản lượng khai thác biển 8.032 tấn, tăng 1,9%; sản lượng khai thác nội địa 309 tấn, giảm 1,9%. Các phương tiện tàu thuyền được tăng cường đầu tư, nâng cấp, tranh thủ thời tiết thuận lợi ra khơi khai thác thuỷ hải sản. Tổng số tàu cá của tỉnh đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình 516/531 tàu.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Nam Định

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lai Châu: Phổ biến Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành đến địa phương, doanh nghiệp

Lai Châu: Phổ biến Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành đến địa phương, doanh nghiệp

Sáng nay (9/5), UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành.
Thanh Hóa: Hàng loạt sản phẩm OCOP hội tụ tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Hàng loạt sản phẩm OCOP hội tụ tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Hơn 30 gian hàng với nhiều sản phẩm OCOP nổi tiếng xứ Thanh đã được quảng bá, bày bán tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024 tổ chức tại huyện Cẩm Thủy.
Quảng Ninh: Phát triển kinh tế biển bám vào các trụ cột theo hướng bền vững

Quảng Ninh: Phát triển kinh tế biển bám vào các trụ cột theo hướng bền vững

Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ chú trọng vào phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững, dựa trên nền tảng tăng trưởng xanh.
Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Ngày 9/5, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại Hà Nội với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Quảng Bình: Việc thực hiện chi trả tín chỉ cacbon còn nhiều trở ngại

Quảng Bình: Việc thực hiện chi trả tín chỉ cacbon còn nhiều trở ngại

Trong năm 2023, Quảng Bình được phân bổ 82,476 tỉ đồng. Tuy nhiên việc bán tín chỉ carbon hiện còn một số vướng mắc nhất định.

Tin cùng chuyên mục

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Phát huy mọi nguồn lực, sự chung tay góp sức của người dân, Mù Cang Chải đã phát triển mạnh mạng lưới giao thông, xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ninh: Đón “đại bàng”, quyết tâm hút 3 tỷ USD vốn FDI

Quảng Ninh: Đón “đại bàng”, quyết tâm hút 3 tỷ USD vốn FDI

Để đạt mục tiêu đạt ít nhất 3 tỷ USD trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ngay từ những tháng đầu năm 2024, Quảng Ninh đã đề ra nhiều giải pháp.
Đà Nẵng: 8 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa

Đà Nẵng: 8 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa

Việc tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu tại Đà Nẵng sẽ góp phần tạo động lực, giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Phú Yên dành hơn 32 ha để phát triển nhà ở xã hội

Phú Yên dành hơn 32 ha để phát triển nhà ở xã hội

Năm 2024, Phú Yên dự kiến phát triển 6 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích khoảng 32,1 ha.
Thanh Hóa chuyển đổi đất rừng để thực hiện dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Thanh Hóa chuyển đổi đất rừng để thực hiện dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng thực hiện dự án đường dây 220kV Trạm cắt Nậm Sum (Lào) – Nông Cống (đoạn qua tỉnh Thanh Hóa).
Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam và đề nghị kết nối thu hút đầu tư doanh nghiệp Canada.
Sóc Trăng: Phát triển du lịch bằng chiến lược giữ gìn bản sắc văn hóa

Sóc Trăng: Phát triển du lịch bằng chiến lược giữ gìn bản sắc văn hóa

Tỉnh Sóc Trăng ban hành nhiều chính sách, đề án phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn liền với văn hóa lễ hội và du lịch sinh thái.
Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng tầm nhìn đến năm 2050 có gì mới?

Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng tầm nhìn đến năm 2050 có gì mới?

Phấn đấu đến năm 2030, Lâm Đồng trở thành “Thiên đường xanh” với sức hút của các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái - chăm sóc sức khỏe - thể thao cao cấp
Quảng Nam: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện nếu không giải ngân hết nguồn vốn

Quảng Nam: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện nếu không giải ngân hết nguồn vốn

Các chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện về việc không giải ngân hết nguồn vốn các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Lào Cai: Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật

Lào Cai: Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật

UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm…
Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Được thành lập từ năm 2019 nhưng đến nay Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc (Thanh Hóa) đang chậm tiến độ kéo dài vì vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hữu Lũng Đinh Đức Chính được điều động, bổ nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Tại Đồng Nai, nắng nóng kéo dài khiến lượng tiêu thụ điện cho sinh hoạt trên địa bàn tỉnh liên tục theo đà tăng.
Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định đã đăng ký 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực phía Bắc năm 2024.
Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã dồn sức người và sức của, chi viện cho các mặt trận, đóng góp vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam.
Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Vượt qua nhiều thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Điện Biên sau những năm đổi mới.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thúc đẩy và hồi phục hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung các giải pháp trọng tâm, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Trong Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương này sẽ thực hiện nhiều dự án trọng điểm.
Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

100% đại biểu đã biểu quyết thông qua 15 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm là những giải pháp mà Bắc Kạn thực hiện để mở rộng thị trường cho hàng Việt, nông sản đặc trưng của tỉnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động