Nắm bắt cơ hội, mở cánh cửa cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Halal

Có lợi thế về xuất khẩu, vị trí gần những thị trường Halal lớn của châu Á, hiện nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này.
Cơ hội chưa được khai thác của thị trường Halal Thị trường Halal 5.000 tỷ USD mỗi năm: Tiềm năng và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Thị trường Halal tiềm năng

Halal trong tiếng Arab có nghĩa là hợp pháp hoặc được phép dùng. Trong Hồi giáo, thuật ngữ này dùng để chỉ sản phẩm được phép dùng hoặc hành động được làm trong khuôn khổ tôn giáo. Người Hồi giáo chỉ được phép sử dụng các sản phẩm Halal theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

Đông Nam Á là nơi có đông người Hồi giáo nhất thế giới, với 277 triệu người, chiếm khoảng 42% tổng dân số khu vực. Do đó, Đông Nam Á cũng là thị trường có nhu cầu cao với các sản phẩm Halal. Ở khu vực Đông Nam Á, Malaysia có hơn 60% dân số theo Hồi giáo.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), vào năm 2020, tại Malaysia, nền kinh tế Halal đóng góp khoảng 7,5% GDP. Còn theo số liệu từ Bộ Tài chính Malaysia, xuất khẩu các sản phẩm Halal năm 2021 ở nước này đạt gần 8 tỷ USD, chiếm khoảng 2,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Nắm bắt cơ hội, mở cánh cửa cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Halal

Chính phủ Việt Nam rất quan tâm tới việc khai mở và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu…

Thành phần lớn nhất của nền kinh tế Halal ở Malaysia là lĩnh vực dịch vụ thực phẩm. Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia (MIDA) cho rằng, các sản phẩm thực phẩm Halal chủ yếu bao gồm thịt, gia cầm, hải sản chế biến, trái cây, rau củ chế biến, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, dầu, chất béo và bánh kẹo. Doanh thu kinh doanh thực phẩm Halal năm 2021 ở Malaysia ước tính khoảng 31 tỷ USD.

Tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim chiều 20/7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam sẵn sàng cung cấp nguồn gạo ổn định và lâu dài cho Malaysia, đồng thời đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal và sớm ký văn kiện hợp tác trong lĩnh vực này.

Trên thực tế, trong những năm qua, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Malaysia luôn hiệu quả và được tăng cường đáng kể trong những năm gần đây, đặc biệt khi hai nước kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao (1973-2023). Hai nước Việt Nam - Malaysia có nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác, không chỉ trong những lĩnh vực dầu khí, điện, điện tử, ôtô, mà còn trong du lịch, giáo dục, năng lượng tái tạo và lương thực, cũng như ngành công nghiệp Halal.

Thúc đẩy hệ sinh thái Halal

Có thể nói, với thế mạnh về sản xuất lương thực và xuất khẩu, Việt Nam có thể tăng cường hợp tác với Malaysia để mở cánh cửa tiếp cận thị trường Halal toàn cầu trị giá 7.000 tỷ USD.

Các chuyên gia cho rằng, hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Malaysia trong lĩnh vực Halal có thể kết hợp ưu thế từ hai nước. Việt Nam có thế mạnh về sản xuất lương thực và xuất khẩu, trong khi Malaysia có chuyên môn về chứng nhận Halal (chương trình đánh giá theo chuẩn mực quốc tế cho sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp quy định của Hồi giáo).

Bên cạnh đó, Malaysia cũng có những cách thức, kinh nghiệm có thể giúp Việt Nam tiếp cận thị trường Hồi giáo không chỉ ở Đông Nam Á, mà còn ở Trung Đông và các nơi khác trên thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, các nước láng giềng có đông người Hồi giáo sinh sống của Malaysia có thể nhập khẩu sản phẩm Halal từ Việt Nam.

Bà Wong Chia Chiann - Tổng lãnh sự quán Malaysia tại TP.Hồ Chí minh đánh giá rất cao tiềm năng xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam vào thị trường Hồi giáo, dù số người theo đạo Hồi tại Việt Nam chỉ chiếm dưới 0,1% dân số.

Bà Wong Chia Chiann dẫn chứng câu chuyện của Australia khi chỉ 3,5% dân số nước này theo đạo hồi, nhưng vào năm 2021, giá trị xuất khẩu thịt Halal của Australia đã đạt tới 2,36 tỷ USD. Hiện Australia cũng là một trong 4 nhà xuất khẩu Halal hàng đầu sang khu vực Trung Đông và các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC).

Để phát triển hệ sinh thái Halal ở Việt Nam, bà Wong Chia Chiann cho rằng, trong ngắn hạn, các doanh nghiệp Việt Nam cần tuyển dụng các nhân sự, chuyên gia theo đạo Hồi để phát triển chính sách Halal, ủy ban Halal nội bộ và giám sát quy trình Halal.

Theo đó, Malaysia có thể hợp tác để cung cấp chuyên gia cho doanh nghiệp Việt Nam. Về dài hạn, bà Wong Chia Chiann cho rằng các doanh nghiệp nên đào tạo nhân sự, chuyên gia trong nước về quy trình chứng nhân Halal, đăc biệt là trong cộng đồng Hồi giáo. “Malaysia sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng một hệ sinh thái Halal tốt hơn tại Việt Nam” – bà Woong Chia Chiann nhấn mạnh.

Trên phạm vi toàn cầu, thị trường Halal có trị giá 7.000 tỷ USD, ước tính đạt 10.000 tỷ USD vào năm 2028. Trên thực tế, việc tiếp cận, khai thác một thị trường mới sẽ không tránh khỏi nhiều thách thức. Tuy nhiên, đây là một thị trường khổng lồ và rất hấp dẫn với Việt Nam.

Bên cạnh đó, mức chi tiêu và sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, mở rộng sang cả thị trường phi Hồi giáo do sản phẩm Halal đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng và bảo vệ môi trường. Hơn nữa, các quốc gia sản xuất Halal lớn nhất trên thế giới phần lớn không phải là các quốc gia Hồi giáo. Chính vì vậy, ngày càng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nước quan tâm tới các tiêu chuẩn, quy chuẩn Halal để tìm cơ hội chinh phục thị trường tiềm năng này.

Đến nay, Việt Nam đã ban hành 4 tiêu chuẩn quốc gia TCVN lĩnh vực Halal (Thực phẩm Halal - Yêu cầu chung; Thực hành nông nghiệp tốt đối với cơ sở sản xuất Halal; Thức ăn chăn nuôi Halal; Thực phẩm Halal - Yêu cầu đối với giết mổ động vật). Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn Halal cho 2 tổ chức.

Liên quan đến thị trường này, ngày 14/2/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án "Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030". Đối với Việt Nam, tiềm năng, cơ hội của thị trường Halal toàn cầu còn rất lớn. Nhiều quốc gia là các thị trường tiêu dùng Hồi giáo hoặc xuất khẩu sản phẩm Halal lớn trên thế giới (như Hàn Quốc, Saudi Arabia, Indonesia, Malaysia…) bày tỏ quan tâm, mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong đầu tư, phát triển ngành Halal tại Việt Nam để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Là cơ quan đầu mối thực hiện Đề án này, Bộ Ngoại giao đã chủ động triển khai tích cực, đồng bộ ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó có việc xây dựng Kế hoạch hành động triển khai Đề án trong năm 2023 trình Bộ trưởng Ngoại giao ban hành, tập trung theo các nhóm giải pháp lớn như lồng ghép nội dung phát triển ngành Halal Việt Nam trong hợp tác song phương với các đối tác; thúc đẩy ký kết các thỏa thuận nhằm tạo khuôn khổ pháp lý để tăng cường hợp tác quốc tế về Halal; đẩy mạnh nghiên cứu, cung cấp thông tin liên quan tới Halal, nhất là về chính sách thương mại, văn hóa Hồi giáo, chứng nhận Halal…; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đầu tư về sản phẩm, dịch vụ Halal; hỗ trợ, kết nối các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam với các thị trường Halal toàn cầu...

Với tinh thần ngoại giao phục vụ kinh tế và phát triển, Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan sát cánh, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp để phát triển ngành Halal Việt Nam toàn diện, chuyên nghiệp, nhằm khai mở một thị trường lớn, tiềm năng và tạo thêm sinh lực mới cho sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước.

Ngày 14/2/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án "Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030".

Nhật Khôi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Vì sao hợp tác kinh tế Nga - Trung có thể "náo động" thế giới?

Vì sao hợp tác kinh tế Nga - Trung có thể "náo động" thế giới?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 19/5/2024: Nội bộ Israel bất ổn do xung đột ở Dải Gaza; Chiến dịch Rafah sắp bắt đầu

Chiến sự Israel-Hamas ngày 19/5/2024: Nội bộ Israel bất ổn do xung đột ở Dải Gaza; Chiến dịch Rafah sắp bắt đầu

Chiến sự Nga-Ukraine 19/5/2024: Việc Ukraine nên làm trước khi đàm phán với Nga; Đức tuyên bố bất ngờ về Kharkiv

Chiến sự Nga-Ukraine 19/5/2024: Việc Ukraine nên làm trước khi đàm phán với Nga; Đức tuyên bố bất ngờ về Kharkiv

Chiến sự Israel-Hamas ngày 18/5/2024: Israel có dự trữ vũ khí hạng nặng đủ để tấn công Rafah

Chiến sự Israel-Hamas ngày 18/5/2024: Israel có dự trữ vũ khí hạng nặng đủ để tấn công Rafah

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/5/2024: Nga không có ý định kiểm soát toàn bộ vùng Kharkov

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/5/2024: Nga không có ý định kiểm soát toàn bộ vùng Kharkov

Chiến sự Nga-Ukraine 18/5/2024: Mỹ không thúc ép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga; Kiev bác đề xuất ngừng bắn dịp Olympic

Chiến sự Nga-Ukraine 18/5/2024: Mỹ không thúc ép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga; Kiev bác đề xuất ngừng bắn dịp Olympic

Chiến sự Nga-Ukraine 17/5/2024: Các đơn vị Ukraine thiếu 40% nhân sự; EU lo ngại về thành công của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 17/5/2024: Các đơn vị Ukraine thiếu 40% nhân sự; EU lo ngại về thành công của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/5/2024: Ukraine thừa nhận khả năng Kharkov thất thủ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/5/2024: Ukraine thừa nhận khả năng Kharkov thất thủ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 17/5/2024: Israel tăng quân đánh Rafah; Hạ viện Mỹ yêu cầu nối lại viện trợ cho Tel Aviv

Chiến sự Israel-Hamas ngày 17/5/2024: Israel tăng quân đánh Rafah; Hạ viện Mỹ yêu cầu nối lại viện trợ cho Tel Aviv

Hải quan thế giới và việc thực thi Nghị quyết Liên Hợp Quốc về ngăn chặn vũ khí huỷ diệt hàng loạt

Hải quan thế giới và việc thực thi Nghị quyết Liên Hợp Quốc về ngăn chặn vũ khí huỷ diệt hàng loạt

Nhiều lo ngại về chính sách thuế cứng rắn của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Trung Quốc

Nhiều lo ngại về chính sách thuế cứng rắn của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Trung Quốc

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/5/2024: Ukraine mất quyền kiểm soát Robotine; Volchansk vỡ trận

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/5/2024: Ukraine mất quyền kiểm soát Robotine; Volchansk vỡ trận

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màn

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màn 'tranh hùng' giữa hai ứng viên khi nào bắt đầu?

Chiến sự Nga-Ukraine 16/5/2024: Anh xác nhận không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine; rộ tin Su-57 của Nga tham chiến

Chiến sự Nga-Ukraine 16/5/2024: Anh xác nhận không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine; rộ tin Su-57 của Nga tham chiến

Mỹ tiếp tục viện trợ gói vũ khí 1 tỷ USD cho Israel

Mỹ tiếp tục viện trợ gói vũ khí 1 tỷ USD cho Israel

Châu Âu phát triển dự án lưu trữ năng lượng dưới lòng đất

Châu Âu phát triển dự án lưu trữ năng lượng dưới lòng đất

Tổng thống Pháp hé lộ kế hoạch đầy tham vọng để làm

Tổng thống Pháp hé lộ kế hoạch đầy tham vọng để làm 'sống lại' nền kinh tế châu Âu

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Israel tiến quân vào Rafah; Tel Aviv lục đục vì hậu chiến ở Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Israel tiến quân vào Rafah; Tel Aviv lục đục vì hậu chiến ở Dải Gaza

Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam

Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/5/2024: Mục đích của mặt trận Kharkov là gì? Ukraine cạn nguồn dự bị chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/5/2024: Mục đích của mặt trận Kharkov là gì? Ukraine cạn nguồn dự bị chiến lược

Xem thêm