Thứ hai 28/04/2025 13:27

Mỹ tăng cường nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga

Vào tháng 5, Mỹ đã mua uranium làm giàu trị giá 209,5 triệu USD từ Nga - đây là mức cao kỷ lục kể từ tháng 3 năm ngoái.

Hãng tin Sputnik dẫn số liệu thống kê chính thức cho hay, vào cuối mùa xuân, Nga đã nối lại nguồn cung cấp uranium cho Mỹ sau thời gian tạm dừng vào tháng 4, khối lượng xuất khẩu lên tới 91,1 tấn, trị giá 209,5 triệu USD. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 3/2023, khi lượng uranium làm giàu trị giá 245,9 triệu USD được xuất khẩu sang Mỹ.

Theo các thống kê, Mỹ đã mua uranium làm giàu với số tiền kỷ lục từ trước đến nay lên tới 987 triệu USD. Lần đầu kể từ tháng 7/2015, hoạt động mua hàng được thực hiện từ tất cả các nhà cung cấp lớn.

Mỹ tăng cường nhập khẩu kỷ lục nhiên liệu hạt nhân của Nga. Ảnh: Sputnik

Nước xuất khẩu uranium chính sang Mỹ trong tháng 5 là Trung Quốc với 323,6 triệu USD, trong khi 4 tháng trước đó không có lô hàng nào được chuyển giao. Tiếp theo là Pháp với 245,4 triệu USD, tiếp tục giao hàng sau 3 tháng tạm dừng. Nga lọt vào top 3 với 209,5 triệu USD. Say đó là Đức (96,8 triệu USD), Hà Lan (63,3 triệu USD), Anh (38 triệu USD). Thậm chí còn có những nguồn cung cấp nhỏ từ Kazakhstan (8 triệu USD) và Bỉ (2,6 triệu USD).

Trước đó, tháng 12/2023, Hạ viện Mỹ đã nhất trí dự luật nhằm cấm nhập khẩu uranium của Nga sử dụng trong ngành năng lượng trong nỗ lực giảm phụ thuộc vào nhiên liệu từ Moscow. Đây là một trong những nỗ lực nhằm gia tăng áp lực để Moscow chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.

Dự luật này sau đó đã mắc kẹt ở Thượng viện. Tuy nhiên, vào cùng tháng, lượng uranium Mỹ mua của Nga đã tăng gấp đôi lên 193,2 triệu USD. Do đó, tổng giá trị uranium Mỹ mua từ Nga trong năm 2023 đã tăng 43%, đạt kỷ lục mới là 1,2 tỷ USD.

Theo tính toán của S&P Global, Nga vẫn là nhà cung cấp uranium hàng đầu cho Mỹ xét về mặt doanh thu.

Mỹ có trữ lượng uranium riêng nhưng không đủ để cung cấp cho ngành điện hạt nhân của nước này. Nga có tổ hợp làm giàu uranium lớn nhất thế giới, chiếm gần một nửa công suất toàn cầu.

Theo một số ước tính, Mỹ sẽ phải mất ít nhất 5 năm đầu tư lớn để phá vỡ sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu uranium đã làm giàu của Nga dùng làm nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân.

Năm 2022, Nga cung cấp gần 25% uranium được làm giàu dùng trong các lò phản ứng hạt nhân thương mại ở Mỹ (hơn 90 lò). Phần lớn lượng còn lại đến từ các quốc gia châu Âu. Một phần cũng đến từ một liên doanh Anh-Hà Lan-Đức có tên là Urenco hoạt động tại Mỹ.

Chỉ riêng năm 2023, ngành công nghiệp hạt nhân của Mỹ chi hơn 800 triệu USD để mua uranium được làm giàu từ Rosatom, tập đoàn năng lượng hạt nhân nhà nước của Nga và các công ty con.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Nga

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/4: Quân đội Nga siết vây Dnepropetrovsk

Đức có thể không cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine

Tin thuế quan 26/4: Thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/4: Nga quây chặt Toretsk, Ukraine lâm nguy

Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Tin thuế quan 25/4: Mỹ - Ấn Độ chuẩn bị đàm phán thương mại, thị trường đón tín hiệu tích cực

Thông cáo của Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ: Hai bên thống nhất tiếp tục đối thoại mang tính xây dựng

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/4: Crimea 'nóng rực', Nga siết gọng kìm ở Kursk

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Tin thuế quan 24/4: Thị trường chứng khoán châu Á tăng vọt sau tín hiệu lạc quan từ Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/4: Nga chiếm ưu thế tại Toretsk; Ukraine tháo chạy ở Kursk

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Tin thuế quan 23/4: Doanh nghiệp quốc tế linh hoạt, đón đầu cơ hội từ Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động, linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu