Thứ năm 24/04/2025 01:17

Khí đốt Nga trung chuyển qua Bulgaria đạt mức cao kỷ lục

Khí đốt vận chuyển qua đường ống TurkStream-BalkanStream của Bulgaria đạt mức cao kỷ lục vào tháng 1/2025 sau khi Ukraine dừng vận chuyển khí đốt của Nga.

Euractiv dẫn dữ liệu từ Mạng lưới các nhà điều hành hệ thống truyền tải khí đốt châu Âu cho hay, trên cơ sở hàng năm, vào tháng 1/2025 so với tháng 1/2024 đã có sự gia tăng đáng kể nguồn cung khí đốt của Nga thông qua đường ống của Bulgaria là 26,7%, đạt mức cao kỷ lục ghi nhận trong lịch sử.

Đường ống BalkanStream của Bulgaria được đưa vào vận hành vào ngày 1/1/2021, có chi phí 1,1 tỷ Euro. Đường ống qua Bulgaria với công suất 15,75 tỷ m3 hiện là tuyến đường vận hành duy nhất để vận chuyển khí đốt của Nga tới châu Âu. Đường ống này vận chuyển khí đốt tới Serbia, Romania, Hy Lạp, Bắc Macedonia, Bosnia và Herzegovina và Hungary.

Lượng khí đốt Nga trung chuyển qua đường ống dẫn khí ở Bulgaria tăng vọt 26,7%, mức cao lịch sử. Ảnh: Depositphotos

Mặc dù Bulgaria không mua khí đốt của Nga, nhưng nước này vẫn nhận được nguồn thu nhập đáng kể từ việc vận chuyển khí đốt. Vào năm 2024, có khoảng 15 tỷ m3 khí đốt được vận chuyển qua đường ống này.

Các nghiên cứu cho thấy, kể từ khi bắt đầu hoạt động, đường ống BalkanStream đã thu được 870 triệu Euro doanh thu từ vận chuyển khí đốt. Hầu hết công suất của đường ống này đã được Gazprom đặt trước cho đến năm 2039.

Được biết, đoạn đường ống của Bulgaria được miễn trừ lệnh trừng phạt đối với các giao dịch liên quan tới trung chuyển khí đốt với tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông qua ngân hàng Gazprombank cho đến ngày 20/3/2025.

Đường ống TurkStream bao gồm hai nhánh, một nhánh phục vụ nhu cầu trong nước của Thổ Nhĩ Kỳ, nhánh còn lại cung cấp khí đốt cho Bulgaria. Tuyến đường Balkan này kéo dài đến Serbia và Hungary, kết nối các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) khác với khí đốt tự nhiên của Nga.

Turkstream là tuyến đường duy nhất còn lại để Nga cung cấp khí đốt qua đường ống đến châu Âu sau khi đường ống quá cảnh qua Ukraine bị đóng lại từ đầu năm 2025.

Mới đây, Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho biết, nước này đã bắt đầu nhận khí đốt tự nhiên của Nga qua đường ống TurkStream sau khi Ukraine dừng trung chuyển chuyển khí đốt Nga sang châu Âu.

Đường ống TurkStream nằm dưới Biển Đen đã trở thành tuyến đường duy nhất còn lại vận chuyển khí đốt Nga đến Nam và Đông Nam Âu sau khi Kiev từ chối gia hạn thỏa thuận trung chuyển với Moscow. Quyết định này buộc Slovakia và một số quốc gia EU khác phải tìm kiếm các tuyến đường cung cấp thay thế.

Trước đó, công ty cung cấp khí đốt SPP của Slovakia cho biết, họ đã bắt đầu nhập khẩu khí đốt qua TurkStream từ 1/2 và có kế hoạch tăng gấp đôi lượng cung cấp vào tháng 4.

Slovakia có hợp đồng với Gazprom. Quốc gia thành viên EU này cần từ 4-5 tỷ m3 khí đốt hàng năm để đáp ứng nhu cầu trong nước. Trước khi thỏa thuận quá cảnh hết hạn, Slovakia đã nhận được khoảng 3 tỷ m3 khí đốt Nga thông qua Ukraine.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Nga

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc củng cố vị thế cường quốc điện sạch toàn cầu

Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV

NSMO: Diễn tập xử lý sự cố OpenOTS đảm bảo cấp điện dịp lễ 30/4 - 1/5

Chuẩn bị ban hành thông tư mới về giá bán lẻ điện bình quân

Phát động cuộc thi viết tiết kiệm điện lần 3 năm 2025

Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng thăm dò năng lượng tại Biển Đen

Ma-rốc chuẩn bị mời thầu dự án nhà ga LNG

Chụp CT cho lò hơi: Công nghệ TempVision giúp tiết kiệm hàng chục tỷ đồng cho nhà máy nhiệt điện

Bộ Công Thương nêu 7 giải pháp đảm bảo cung cấp điện

Đóng điện 6 công trình điện 110kV chào mừng 50 năm thành lập EVNSPC

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Đến 2035, Việt Nam sẽ có hơn 10.600 MW thuỷ điện tích năng

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Chi tiết các dự án điện khí LNG và sử dụng khí trong nước đến 2035

Vương quốc Anh đẩy mạnh phát triển năng lượng gió

Khẩn trương triển khai thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Hướng đi chiến lược cho phát triển năng lượng

Đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Bài 3 - Quyết tâm về đích đúng hạn

PC Đắk Lắk: Đảm bảo cung cấp điện ổn định mùa khô năm 2025