Chiến sự Nga-Ukraine: Kiev muốn bổ sung lực lượng 100.000 người từ phương Tây Chiến sự Nga-Ukraine: Kiev cân nhắc ‘kịch bản xấu nhất’ Chiến sự Nga-Ukraine: Ukraine từ chối thỏa thuận khoáng sản |
Theo ông Zelensky, thiệt hại của lực lượng vũ trang Ukraine cho đến nay lên tới khoảng 46 nghìn binh sĩ.
"Vẫn còn hàng chục ngàn người mất tích hoặc bị bắt giữ. Không thể biết chắc chắn được", ông Zelensky nói thêm.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, hoạt động huy động quân ở Ukraine đã không còn theo kịp tốc độ gia tăng tổn thất trong lực lượng vũ trang Ukraine, dẫn đến việc thu hẹp quy mô quân đội.
Một số diễn biến khác liên quan:
Anh phàn nàn về phương pháp tác chiến của Ukraine
Sunday Telegraph đưa tin, các huấn luyện viên người Anh tỏ ra thất vọng vì lực lượng vũ trang Ukraine không muốn thích nghi với các tiêu chuẩn tác chiến của NATO.
![]() |
Chiến sự Nga-Ukraine tiếp lục leo thang. Ảnh: RIA |
Theo đó, quân nhân Ukraine có thể sử dụng đồng thời 5 hoặc 6 hệ thống tên lửa chống tăng NLAW, thay vì thực hiện các cuộc tấn công chính xác. Ngoài ra, lực lượng vũ trang Ukraine cũng đang nhanh chóng sử dụng hết vũ khí do phương Tây cung cấp.
Sunday Telegraph cho rằng, quân đội Ukraine thích chiến thuật tấn công dữ dội của Liên Xô, nhưng các đồng minh NATO không thể sản xuất đạn dược và vũ khí với số lượng như Nga.
Đồng thời, các huấn luyện viên người Anh thừa nhận, thời gian huấn luyện ngắn dành cho tân binh Ukraine tại các cơ sở huấn luyện của phương Tây không cho phép đào tạo cần thiết về các phương pháp chiến đấu của NATO.
Xung đột Ukraine không thể giải quyết trên chiến trường
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Mike Waltz cho biết, xung đột ở Ukraine không thể kết thúc bằng hành động quân sự, cần phải có giải pháp ngoại giao.
"Tổng thống Trump rất rõ ràng, chiến sự phải chấm dứt. Có một số điều kiện quan trọng sẽ quyết định tiến trình đàm phán. Thứ nhất, đó phải là một kết thúc vĩnh viễn cho cuộc chiến, chứ không phải là kết thúc tạm thời. Thứ hai, xung đột không thể kết thúc trên chiến trường", ông Waltz trong cuộc phỏng vấn với Fox News.
Ngoài ra, theo ông Waltz, yếu tố thứ ba sẽ là các cuộc thảo luận về thay đổi cơ cấu viện trợ mà Mỹ cung cấp cho Ukraine. "Khi nói đến việc đảm bảo an ninh lâu dài, châu Âu phải dẫn đầu những nỗ lực này", ông Waltz nhấn mạnh.
Ba Lan nói gì về đề xuất thành lập quân đội châu Âu của Ukraine
Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, sẽ không có một quân đội chung của Liên minh châu Âu (EU) nhằm đối phó với Nga và bù đắp cho bất kỳ sự suy giảm nào trong hỗ trợ cho Ukraine từ Mỹ.
TASS đưa tin, trước đó, tại Hội nghị An ninh Munich Tổng thống Zelensky đã kêu gọi thành lập “quân đội châu Âu” để tăng cường khả năng phòng thủ của “lục địa già”, đối phó với Nga ở Ukraine và châu Âu.
Đáp lại Ngoại trưởng Sikorski nói, “chúng ta nên cẩn trọng với thuật ngữ này vì mọi người hiểu nó theo nhiều cách khác nhau”.
“Nếu bạn hiểu điều đó là sự hợp nhất các quân đội quốc gia, thì điều đó sẽ không xảy ra”, ông Sikorski nói.
Nga tập kích quy mô lớn vào Ukraine
Lực lượng không quân Ukraine cho biết, quân đội Nga đã phóng tổng cộng 143 UAV và 2 tên lửa đạn đạo vào Ukraine ngay trong đêm. Bên cạnh đó, phía Ukraine cho biết, quân đội Nga còn sử dụng nhiều loại UAV mồi bẫy khác trong cuộc tấn công này.
![]() |
Lực lượng vũ trang Nga. Ảnh: RIA |
Theo Kyiv Post, Nga đã phóng UAV từ hướng Oryol, Bryansk và Shatalovo, trong khi đó hai tên lửa đạn đạo nhắm vào Odessa được phóng đi từ khu vực bán đảo Crimea.
Tuy nhiên, lực lượng không quân Ukraine thông tin, quân đội nước này đã bắn hạ 95 UAV tấn công loại Shahed và một số UAV khác. Các hệ thống phòng không đã hoạt động hiệu quả ở các khu vực Kharkiv, Poltava, Sumy, Chernihiv, Cherkasy, Kyiv, Zhytomyr, Khmelnytskyi, Dnipropetrovsk và Mykolaiv.
Châu Âu yêu cầu đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hòa bình
Tại Hội nghị An ninh Munich, hai nhà lãnh đạo châu Âu đã kêu gọi bổ nhiệm Đặc phái viên về Ukraine để đảm bảo có vai trò quan trọng trong tiến trình hòa bình, sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump loại châu Âu khỏi các cuộc đàm phán hòa bình.
Trước đó, đặc phái viên của Tổng thống Trump về Ukraine, ông Keith Kellogg cho biết, châu Âu sẽ không có chỗ trong đàm phán hòa bình, sau khi Washington đã gửi bảng câu hỏi tới các nước châu Âu về khả năng đóng góp vào việc đảm bảo an ninh cho Kiev.
Để đáp lại, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến tổ chức họp khẩn các nhà lãnh đạo châu Âu, bao gồm cả Anh, vào ngày 19/2 để thảo luận việc hỗ trợ ngay lập tức cho Ukraine và vai trò của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh cho Kiev.
Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb đề xuất châu Âu cần có Đặc phái viên như trường hợp Kosovo, khi nỗ lực ngoại giao đã giúp chấm dứt cuộc đàn áp quân sự của Serbia năm 1998-1999.
"Châu Âu cần một Đặc phái viên như Martti Ahtisaari về Kosovo và một Phó phái viên ngang hàng với ông Kellogg để có thể tham gia tiến trình”, ông Stubb nhấn mạnh.