Thứ tư 13/11/2024 07:42

Mỹ chính thức áp thuế với 7,5 tỷ USD hàng hóa EU sau thất bại vào phút cuối

Ngày 18/10, Mỹ đã chính thức áp thuế quan đối với hàng hóa trị giá kỷ lục 7,5 tỷ USD của Liên minh châu Âu, bất chấp các mối đe dọa trả đũa. Theo đó các mục tiêu hướng đến là máy bay Airbus, rượu vang Pháp, rượu whisky Scotland và các hàng hóa cao cấp khác.

Các mức thuế đã có hiệu lực ngay sau nửa đêm 17/10, rạng sáng 18/10 theo giờ Washington, được đưa ra sau khi các cuộc đàm phán giữa các quan chức châu Âu và đại diện thương mại Mỹ không đạt được kết quả vào phút cuối. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế được chứng thực bởi WTO, xuất hiện khi Washington sa lầy trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và có thể có nguy cơ gây bất ổn nền kinh tế toàn cầu hơn nữa.

Trong dòng xoáy thuế quan, các mặt hàng là máy bay dân sự từ Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha - những quốc gia đã hình thành Airbus - hiện sẽ có giá cao hơn 10% khi được nhập khẩu vào Mỹ. Nhưng thuế quan cũng nhắm vào các sản phẩm tiêu dùng như rượu vang Pháp. Rượu vang từ Pháp, Tây Ban Nha và Đức sẽ phải đối mặt với mức thuế 25%. Phát biểu tại Washington sau cuộc gặp với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin bên lề các cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế, chỉ vài giờ trước khi thuế quan có hiệu lực, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire cảnh báo động thái này sẽ có hậu quả nghiêm trọng. Châu Âu sẵn sàng trả đũa, trong khuôn khổ của WTO. Những quyết định này sẽ có những hậu quả rất tiêu cực cả từ quan điểm kinh tế và chính trị.

Quan chức châu Âu cũng cảnh báo Mỹ không nên bắt đầu một mặt trận khác trong các cuộc xung đột thương mại và một lần nữa kêu gọi một giải pháp đàm phán. Vào thời điểm nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại, trách nhiệm của EU là cố gắng hết sức để tránh xung đột kiểu đó. Người châu Âu từ lâu đã ủng hộ đàm phán để giải quyết xung đột và chính họ sẽ có thể áp thuế vào năm tới để trừng phạt Mỹ vì đã trợ cấp cho Boeing. Nhưng các quan chức EU đã đề nghị vào tháng 7 để kêu gọi ngừng trợ cấp cho các nhà sản xuất máy bay, trong đó cả hai bên sẽ thừa nhận lỗi và đồng ý cắt giảm viện trợ nhà nước - nhưng không có kết quả. Hai bên đã tham gia vào tranh chấp về các khoản trợ cấp kéo dài trong 15 năm nay. Việc áp dụng thuế quan chỉ trong vài ngày sau khi Mỹ được Tổ chức Thương mại thế giới đưa ra phán quyết chính thức. Mới hôm 16/10, Tổng thống Trump đã chỉ trích châu Âu vì không công bằng với Mỹ về thương mại, nhưng nói rằng cánh cửa đã mở để đàm phán một giải pháp.

Châu Âu lo sợ hơn tất cả rằng Tổng thống Trump sẽ áp thuế nặng đối với việc nhập khẩu ô tô châu Âu vào khoảng giữa tháng 11. Đây sẽ là một cú đánh nghiêm trọng đối với ngành ô tô Đức nói riêng, ngay cả khi những gã khổng lồ như Volkswagen hay BMW cũng sản xuất tại Mỹ. Tranh chấp Airbus-Boeing chỉ là một trong một số vấn đề gây ra căng thẳng xuyên Đại Tây Dương nhanh chóng rơi vào tình trạng khó khăn khi Tổng thống Trump nhậm chức vào năm 2017. Chính quyền Tổng thống Trump chấp nhận một chương trình nghị sự bảo hộ, áp thuế nhập khẩu thép và nhôm từ EU và các đồng minh khác, đồng thời đe dọa thuế quan đối với ô tô. Các tập đoàn thương mại ở châu Âu như nhà sản xuất rượu vang, nhà sản xuất ô tô Đức và nhà sản xuất rượu whisky ở Scotland đã phản đối, yêu cầu Washington đảo ngược tình hình.

Nhà lãnh đạo Mỹ và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã đồng ý vào tháng 7/2018 về việc ngừng xung đột để tổ chức các cuộc đàm phán thương mại mà cho đến nay không dẫn đến kết quả khả quan. Cuộc chiến pháp lý giữa Airbus và Boeing tại Tổ chức Thương mại thế giới bắt đầu vào năm 2004 khi Washington cáo buộc Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha cung cấp các khoản trợ cấp và trợ cấp bất hợp pháp để hỗ trợ sản xuất một loạt các sản phẩm của Airbus. Một năm sau, EU cáo buộc rằng Boeing đã nhận được khoản trợ cấp bị cấm trị giá 19,1 tỷ USD từ năm 1989-2006 từ các chi nhánh khác nhau của Chính phủ Mỹ. Hai vụ kiện sau đó đã bị sa lầy, với mỗi bên được minh oan một phần sau một loạt kháng cáo.

Minh Việt

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu rau củ quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Doanh nghiệp ngành điện tử cần tận dụng lợi thế, 'đón sóng' FTA

Đà Nẵng: Khuyến mại kích cầu mua sắm cuối năm 2024

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cơ khí, tiếp cận thị trường tiềm năng

Sắp diễn ra Triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo TP. Hà Nội

Indonesia điều tra gia hạn áp thuế tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm may mặc

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Trà Vinh: 300 gian hàng tại Hội chợ Xúc tiến thương mại gắn với Lễ hội Ok Om Bok

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Tạo sức bật cho 'dòng chảy' thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử