Thứ hai 23/12/2024 00:43

Mỹ bất lợi trên thị trường khi Nhật Bản cắt giảm thuế đối với thịt và rượu trong CPTPP và EU

Nhật Bản đang tăng cường nhập khẩu thêm thịt lợn, thịt bò và rượu vang từ các quốc gia như Canada, New Zealand và Pháp sau khi cắt giảm thuế quan thông qua Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu, khiến cho các sản phẩm của Mỹ gặp bất lợi khá lớn.

Theo dữ liệu thương mại Nhật Bản công bố ngày 30/7 cho thấy, nhập khẩu thịt lợn từ các quốc gia đang thực thi CPTPP đã tăng 7% trong 6 tháng đầu năm 2019. Nhập khẩu từ Mỹ đã giảm 3%.

Dữ liệu này đã minh họa mức độ giảm thuế từ các hiệp định thương mại đã khiến Mỹ gặp bất lợi so với các đối tác thương mại khác của Nhật Bản, mặc dù Tokyo và Washington đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán thương mại cấp cao được nối lại vào ngày 01/8. Phía Mỹ chắc chắn sẽ tăng gấp đôi nỗ lực cắt giảm thuế nhanh chóng nhằm san bằng sân chơi trên thị trường Nhật Bản. CPTPP đã cắt giảm thuế quan của Nhật Bản đối với thịt lợn chất lượng cao xuống còn 2,2% từ 4,3% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực vào ngày 30/12/2018, và cắt giảm hơn nữa là 1,9% vào tháng 4/2019. Điều này đã tăng thêm thịt lợn từ Canada, vốn đã xâm nhập vào thị trường Nhật Bản trong những năm gần đây. Các siêu thị Nhật Bản đặc biệt yêu cầu thịt lợn Canada có chất lượng cao.

Nhật Bản cũng đã nhập khẩu thêm thịt lợn từ các nước châu Âu như Đan Mạch - phần lớn thịt đông lạnh dành cho các nhà chế biến và nhà hàng - theo hiệp định đối tác kinh tế với Liên minh châu Âu có hiệu lực vào tháng 2 năm nay. Tổng số thịt lợn nhập khẩu từ EU nói chung đã tăng 13% tính đến tháng 6. Những lợi ích này của các nước châu Âu và CPTPP mang lại chi phí cho các nhà xuất khẩu Mỹ, nơi mà thị phần thịt lợn nhập khẩu của Nhật Bản đã giảm 1,6 điểm phần trăm trong nửa đầu năm 2019.

Dữ liệu cho thấy xu hướng tương tự đối với rượu vang, với lượng nhập khẩu từ các nước CPTPP tăng 8% trong 6 tháng đầu năm 2019. Nhập khẩu từ EU đã tăng 25% trong 5 tháng ngày sau khi hiệp định với EU được thực thi, đã ngay lập tức loại bỏ thuế quan của Nhật Bản đối với rượu vang. Nhập khẩu rượu vang Mỹ giảm 2% trong nửa đầu năm. Kể từ khi Hiệp định Thương mại Nhật Bản - EU có hiệu lực, chuỗi bán lẻ Aeon đã tổ chức bán hàng định kỳ cung cấp ba chai rượu với giá 1.000 yên (9,20 USD). Doanh số bán rượu vang châu Âu đã tăng khoảng 20% ​​cho đến tháng 6, Aeon lưu ý rằng nhiều người đang mua rượu với số lượng lớn vì việc giảm thuế khiến cho sản phẩm này “như là một món hời”. Chuỗi siêu thị hạng trung Inageya báo cáo doanh số tăng trưởng 26% cho rượu vang đỏ Ý và 10% cho rượu vang trắng của Pháp. Suntory Holdings cho biết họ đã nhập khẩu 20% hoặc hơn rượu vang châu Âu trong nửa đầu năm 2019 so với một năm trước đó, với lý do giá thấp hơn cho một số sản phẩm.

Sự khác biệt giữa Mỹ và những nước thụ hưởng các hiệp định thương mại với Nhật Bản ít rõ ràng hơn đối với thịt bò, là sản phẩm mà Mỹ và Australia cùng chiếm lĩnh khoảng 90% thị trường nhập khẩu Nhật Bản. Nhập khẩu từ các nước CPTPP, bao gồm cả Australia, tăng 3% trong nửa đầu năm nay. Nhật Bản đã tăng gấp đôi lượng mua từ Canada, chỉ chiếm 4% thị trường vào năm 2018. Nhập khẩu từ New Zealand và Mexico tăng khoảng 50% và 30%, trong khi Australia giảm 5% do giá cao. Nhật Bản cũng giảm thêm 5% thịt bò Mỹ so với cùng kỳ. Thị phần thịt bò Mỹ giảm ít hơn so với dự đoán sau khi CPTPP có hiệu lực. Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, ngay cả khi mức thuế thấp hơn làm cho các sản phẩm nước ngoài cạnh tranh hơn, giá thịt bò và thịt lợn trong nước vẫn không suy sụp. Nhập khẩu tăng dường như đáp ứng nhu cầu trong nước tăng hơn là kinh doanh trong nước. Các nhà sản xuất Nhật Bản "đã không chịu đòn" từ các hiệp định thương mại mà Nhật Bản đang thực thi.

V.D

Tin cùng chuyên mục

Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/12/2024: 3 phương án giải quyết xung đột; Ukraine sắp nhận gói viện trợ cuối cùng từ Mỹ?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/12: 'Sói săn mồi' MiG-31K Nga xung trận; Ukraine ra điều kiện 'thép' với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 20/12: Nga tập kích dữ dội tại Kursk, Ukraine nỗ lực xoay chuyển tình thế

Chiến sự Nga-Ukraine 20/12/2024: OSCE có thể trở thành nền tảng đối thoại; Ukraine tuyên bố bất ngờ về lệnh ngừng bắn

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/12: Nga 'tung đòn quyết chiến' ở Kupyansk; Ukraine sắp tấn công Bryansk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 19/12: Nga dội hỏa lực tại Kurakhovo, quân đội Ukraine vào thế nguy cấp

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 19/12/2024: Bỉ hoãn giao F-16 cho Ukraine; Tướng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột với NATO

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Vì sao Nga muốn giành quyền kiểm soát thành phố Pokrovsk?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/12: Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng 'lá chắn thép'

Xác định được căn bệnh bí ẩn gây tử vong hàng loạt tại Cộng hòa Dân chủ Congo

Tương lai của TikTok trong vòng nguy hiểm: EU mở cuộc điều tra, Mỹ đe dọa cấm cửa

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12: Nga dội 'bão lửa' ở Kursk, Ukraine căng mình phòng thủ

Trung tướng Nga bất ngờ bị ám sát ở Moscow

Giới doanh nghiệp toàn cầu lạc quan về nền kinh tế khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/12: Nga siết vòng vây lính Ukraine ở Velyka Novosilka; Ukraine tuyên bố về thỏa thuận với Nga

Chính sách khí hậu của Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ có nhiều thay đổi?

Nỗ lực cuối cùng của TikTok để ngăn lệnh cấm tại Mỹ