EVN và TKV thống nhất phương án cung cấp đủ than cho sản xuất điện TKV: Nỗ lực đáp ứng đủ than cho sản xuất điện |
Mitsubishi Heavy Industries, Ltd. (MHI), với sự hỗ trợ từ thương hiệu giải pháp năng lượng Mitsubishi Power của mình, đã bắt đầu nghiên cứu về tính khả thi trong việc sử dụng Amoniac làm nhiên liệu cho các nhà máy điện ở Indonesia. Gần đây, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã thông qua hai đề xuất thực hiện nghiên cứu này.
Mục tiêu là để phát hiện và tận dụng công nghệ tiên tiến cũng như chuyên môn của các công ty Nhật Bản, nhằm đáp ứng các nhu cầu toàn cầu mới về cơ sở hạ tầng, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội toàn cầu.
Mục tiêu của hai nghiên cứu này là để thiết lập một chuỗi giá trị Amoniac tích hợp bao gồm sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ nhiên liệu và lưu trữ CO2 |
Đây là một phần trong nỗ lực hỗ trợ quá trình khử cacbon cho ngành công nghiệp năng lượng tại quốc gia này thông qua Sáng kiến Chuyển đổi năng lượng châu Á (AETI).
Hai nghiên cứu này sẽ xem xét tính khả thi của việc sử dụng Amoniac ở hai nhà máy điện hiện hữu tại Indonesia, bao gồm nhà máy nhiệt điện than Suralaya và một nhà máy nhiệt điện khí thiên nhiên với nguồn dầu mỏ và khí đốt tự nhiên dồi dào được sản xuất ở quốc gia này.
Mục tiêu của hai nghiên cứu này là để thiết lập một chuỗi giá trị Amoniac tích hợp bao gồm sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ nhiên liệu và lưu trữ CO2.
Mục tiêu chính của Dự án Suralaya là tính toán hiệu quả kinh tế của việc vận chuyển Amoniac sản xuất ở Indonesia đến nhà máy điện và dùng khí Amoniac đó làm nhiên liệu để sản xuất điện. Dự án sẽ được tiến hành cùng với Tập đoàn Mitsubishi và Công ty TNHH Nippon Koei. Dự kiến, dự án bắt đầu hoạt động vào khoảng năm 2030.
Mục tiêu chính của Dự án nhà máy điện khí thiên nhiên hiện hữu là tính toán hiệu quả kinh tế của việc vận chuyển Amoniac và Hydro sản xuất tại Indonesia đến một nhà máy điện chạy bằng khí thiên nhiên gần đó để làm nhiên liệu sản xuất điện. Dự án sẽ được tiến hành cùng với Công ty TNHH Dịch vụ điện lực Tokyo (TEPSCO) với thời gian dự kiến bắt đầu hoạt động vào nửa sau của thập kỷ này.
Cả hai dự án sẽ xem xét hiệu quả giảm phát thải khí CO2 trong toàn bộ chuỗi giá trị, trong đó, MHI chủ yếu tập trung vào kết quả của việc ra mắt các công nghệ sản xuất điện bằng Amoniac.
Ngoài ra, MHI có kế hoạch thực hiện một nghiên cứu khả thi dựa trên các biện pháp hỗ trợ thể chế, ví dụ như hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Nhật Bản, cũng như các nỗ lực khử cacbon và định giá cacbon của Indonesia. Thông qua việc thực hiện các dự án này, MHI hy vọng sẽ góp phần mở rộng xuất khẩu cơ sở hạ tầng năng lượng từ Nhật Bản.
Indonesia đã công bố chính sách với nội dung là cho đến năm 2025, 23% nguồn cung điện sẽ từ năng lượng tái tạo, và cho đến năm 2035 thì con số đó sẽ tăng lên 28%. MHI và Mitsubishi Power sẽ nỗ lực phối hợp như một nhóm công ty, cùng hợp tác với nhóm công ty điện lực quốc doanh của Indonesia và Viện Công nghệ Bandung (ITB) để hỗ trợ các phương pháp tiếp cận giúp Indonesia đạt được mục tiêu của mình.