Thứ hai 23/12/2024 18:58

Mặt hàng nào của Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 6 thế giới?

Hết quý III/2023, Việt Nam xuất khẩu 1,3 triệu tấn xơ sợi, thu về 3,2 tỷ USD tăng 9,3% về lượng nhưng giảm 13,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩuxơ sợi lớn nhất của Việt Nam, trong tháng 9, Việt Nam đã xuất khẩu 77.459 tấn xơ sợi sang thị trường này, trị giá hơn 203 triệu USD. Tính chung 9 tháng năm 2023, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 647.862 tấn xơ sợi, thu về hơn 1,71 tỷ USD, tăng 18,1% về lượng nhưng giảm 2,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu đạt 2.652 USD/tấn, giảm 17,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của xơ sợi Việt Nam. Tháng 9/2023, xuất khẩu mặt hàng này sang Hàn Quốc đạt 10.898 tấn, trị giá hơn 30 triệu USD, tăng 0,6% về lượng và tăng 2,8% về trị giá so với tháng 8/2023. Tính chung 9 tháng, xuất khẩu đạt 101.880 tấn xơ sợi, thu về hơn 284 triệu USD, giảm 5,78% về lượng và giảm 24,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân đạt 2.788 USD/tấn, giảm 19,65% so với cùng kỳ năm 2022.

Việt Nam thu về 3,2 tỷ USD từ xuất khẩu mặt hàng nào?

Xếp thứ 3 là thị trường Hoa Kỳ. 9 tháng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 75.483 tấn xơ sợi, trị giá hơn 108 triệu USD, giảm 13,8% về lượng và giảm 29,4% về trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.443 USD/tấn, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo ông Cao Hữu Hiếu- Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, xu hướng thị trường quý IV/2023 có những chuyển biến tích cực khi Fed không tăng lãi suất trong tháng 9 mà lùi xuống cuối năm. Thị trường Mỹ và Trung Quốc phục hồi tốt, chỉ số quản trị mua hàng của 2 thị trường này đều trên 50 điểm (cao hơn mức dự báo). Lạm phát tại EU tháng 9 giảm 4,3% và tháng 9/2023 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng với ngành sợi, giá bông đưa vào sản xuất quý III và IV/2023 hiện đã tiệm cận giá thị trường và ở mức thấp hơn so với 6 tháng đầu năm giúp ngành sợi có hiệu quả hơn.

Đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng nhận định, tổng thể thị trường năm 2024 có nhiều khả năng cải thiện nhu cầu hơn năm 2023, mặc dù mức cải thiện nhỏ (tổng cầu năm 2024 dự kiến vẫn thấp hơn năm 2022 từ 5-7%) và ngành sợi có thể có những diễn biến bất ngờ do áp dụng chính sách chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, tập đoàn vẫn đưa ra kịch bản ngành sợi năm 2024 tăng 10% so với năm 2023 do tỉ lệ huy động thiết bị tăng trên nền giá bông dự báo từ 2,5-2,6 USD/kg.

Nhận định nhu cầu cho các mặt hàng ngành dệt may thông thường sẽ tăng cao vào quý cuối năm để phục vụ cho các dịp lễ hội, do đó hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xơ sợi được kỳ vọng sẽ sôi động hơn.

Nhiều doanh nghiệp ngành sợi cũng nhận định, mức độ cải thiện của thị trường không cao. Cụ thể, theo ông Trần Hữu Phong- Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vinatex Phú Hưng (Phú Hưng), trong những tháng cuối năm 2023, ngành sợi vẫn chưa có nhiều tín hiệu khởi sắc. Thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc có dấu hiệu mua nhưng sức mua khá yếu. Chi phí sản xuất sợi vẫn cao, điện tăng, lãi suất cao, giá nguyên liệu cũng cao. Năm 2024 chưa có tín hiệu khả quan, cầu vẫn chưa vượt cung.

Nguyên liệu chiếm 60-70% giá thành, đây là yếu tố quyết định kết quả sản xuất kinh doanh của ngành sợi. Hiện nay giá bông tồn kho của Phú Hưng tương đối cao do phải nhập nguyên liệu với giá cao. Khi thị trường thay đổi quá nhanh, đơn hàng đã chốt nhưng khách hàng vẫn hủy, Phú Hưng phải giảm giá rất nhiều. Ông Phong đề nghị Tập đoàn Dệt may Việt Nam tiếp tục có những dự báo kịp thời cho các đơn vị mua bông khoa học hơn, nhằm giảm thiểu rủi ro.

Bà Trần Thị Kim Chi- Tổng Giám đốc Công ty CP Sợi Phú Bài (Phú Bài) phân tích, làm sợi trong thời gian tới phải tính toán thận trọng. Nguyên liệu tồn kho quá lớn, giá cao khiến doanh nghiệp sợi rất áp lực. Tại Phú Bài cũng chịu ảnh hưởng lớn của tỷ giá, lợi nhuận giảm.

Phú Bài nhận thấy cần tiếp tục sản xuất sợi chất lượng cao, tốt, tiết giảm chi phí, lựa chọn khách hàng. Đặc biệt, Phú Bài bám sát thị trường, nhận thấy mặt hàng nào đang cần sẽ tăng cường sản xuất và dòng sợi tái chế vẫn tốt hơn dòng sợi pha thường. Với quan điểm như vậy, năm 2024 Phú Bài không quá chủ quan nhưng cũng không bi quan trước tình hình biến động khó lường như hiện nay. “Chúng tôi cho rằng 6 tháng đầu năm 2024 thị trường vẫn xấu, 6 tháng cuối năm 2024 thị trường khởi sắc hơn”, bà Trần Thị Kim Chi nhận định.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu dệt may

Tin cùng chuyên mục

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024