Thứ bảy 05/04/2025 03:45

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia (MITI) đã có thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Việt Nam và Indonesia.

Việc rà soát hành chính này được Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia tự khởi xướng trên cơ sở thông tin về việc nguyên đơn Bahru Stainless Sdn. BHd, công ty sản xuất duy nhất sản phẩm bị áp thuế đã dừng sản xuất từ ngày 30/6/2024.

Việc rà soát hành chính được Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia tự khởi xướng trên cơ sở thông tin về việc nguyên đơn Bahru Stainless Sdn. BHd. Ảnh minh họa

Hàng hóa bị điều tra: Thép không gỉ cán nguộn dạng cuộn, tấm hoặc hình dạng khác, được phân loại theo mã HS: 7219.31.00.00, 7219.32.00.00, 7219.33.00.00, 7219.34.00.00, 7219.35.00.00; 7220.20.10.00; 7220.20.90.00.

Thuế chống bán phá giá đang áp dụng cho Việt Nam là 7,81% đến 23,84%; cho Indonesia là -0,2% đến 34,82%.

Cục Phòng vệ thương mại cho biết, các bên quan tâm được đề nghị gửi bình luận bằng văn bản và cung cấp bằng chứng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo khởi xướng trên công báo (tức là từ ngày 01/11/2024).

Thông tin liên quan gửi về: Director Trade Practices Section Ministry of International Trade and Industry (MITI), Level 9, Menara MITI No.7, Jalan Sultan Haji Ahmad Shah 50480 Kuala Lumpur, Malaysia, Telephone Number: (603) 6208 4632/4641/4637. Facsimile number: (603) 6211 4429. Email address: alltps@miti.gov.vn.

Trong trường hợp không nhận được thông tin cần thiết theo hình thức và thời gian quy định, MITI sẽ ban hành kết luận trên cơ sở thông tin có sẵn.

Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu liên quan: Liên lạc với Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia để đăng ký tham gia và cung cấp thông tin, bình luận trong thời hạn quy định; Hợp tác toàn diện với Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia trong suốt quá trình vụ việc diễn ra.

Đồng thời, thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với các đối tác nhập khẩu của Malaysia để nâng cao tiếng nói với Chính phủ Malaysia, yêu cầu Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia xem xét nghiêm túc lợi ích kinh tế xã hội và quyền lợi của người tiêu dùng. Liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được thông tin và sự hỗ trợ kịp thời.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Tin cùng chuyên mục

Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Thương vụ hiến kế doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Halal

Giao ban xúc tiến thương mại với thương vụ tháng 3/2025: Cơ hội từ thị trường Halal

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó

Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước tiến giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Toàn cảnh Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Doanh nghiệp Philippines ‘đổ bộ’ Vietnam Expo

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Thành phố Huế: Kết nối cung cầu ‘sân chơi’ cho doanh nghiệp

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi