Doanh nghiệp thép với loạt khó khăn từ thị trường xuất khẩu

Theo các chuyên gia, năm 2025, ngành thép sẽ đối mặt với loạt khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo đó, việc đảm bảo và mở rộng thị trường ngày càng cấp thiết.
Ngành thép làm gì để khắc phục ''điểm nghẽn dài hạn''? Ngành thép kỳ vọng tăng trưởng tốt năm 2024 Doanh nghiệp thép đã chủ động trước kiện phòng vệ thương mại

Xuất khẩu thép thành phẩm năm 2024 đạt 8,042 triệu tấn

Đánh giá tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh của ngành thép trong năm 2024 tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với Hệ thống thương vụ Việt Nam mới đây, ông Đinh Quốc Thái - Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, thị trường thép thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do xung đột địa chính trị, cạnh tranh chiến lược trên thế giới và căng thẳng thương mại, đứt gãy chuỗi cung ứng của thị trường toàn cầu và nhiều nguyên nhân khác. Năm 2024 tiếp tục tăng trưởng âm chỉ đạt 1,839 tỷ tấn thép thô (giảm 0,9% so 2023 và 2023 giảm 0,8% so với 2022).

"Mặc dù bị ảnh hưởng trực tiếp của thị trường thép toàn cầu, nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả của Chính phủ, các bộ ngành trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, xây dựng, đẩy mạnh các dự án đầu tư công, các chính sách hỗ trợ tái thiết và phục hồi sau thiên tai nhất là bão Yagi... nên năm 2024 thị trường thép Việt Nam đã dần hồi phục và có tăng trưởng, và đạt kết quả tích cực" - ông Thái cho hay.

Cơ hội xuất khẩu nhôm, thép khi Mỹ áp thuế 25%
Năm 2024 thị trường thép Việt Nam đã dần hồi phục và đạt kết quả tích cực. Ảnh: T.N

Sản xuất thép thô đạt hơn 21,98 triệu tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023; Tiêu thụ thép thô nội bộ và xuất bán đạt 21,41 triệu tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, chủ yếu xuất khẩu phôi dẹt (slab) đạt 2,783 triệu tấn, tăng 55% so với cùng kỳ 2023.

Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 29,443 triệu tấn, tăng 6,1%. Trong đó, sản xuất thép tôn mạ kim loại và sơn phủ màu đạt cao nhất là 23,1%, thép xây dựng tăng 10,1%, Ống thép tăng 3,5% và HRC là 1,5%; Duy nhất sản xuất thép cuộn cán nguội ghi nhận mức tăng trưởng âm là 19,4%.

Bán hàng thép thành phẩm đạt 29,09 triệu tấn, tăng 10,4% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu thép thành phẩm năm 2024 đạt 8,042 triệu tấn, giảm nhẹ 0,6% so với cùng kỳ 2023; Trong đó tất cả các mặt hàng đều ghi nhận tăng trưởng trừ cuộn cán nóng giảm 33,8%.

Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam nhấn mạnh: "Có được kết quả như trên, ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp và người lao động trong ngành thép Việt Nam, là nhờ sự vào cuộc quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, cần ghi nhận sự nỗ lực, nhất là Bộ Công Thương trong việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp các giải pháp tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng xuất, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các công cụ phòng vệ thương mại".

Cụ thể có thể kể đến như các quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá tôn mạ và sơn phủ mầu, thép tấm cuộn cán nóng (HRC) và hiện đã có quyết định áp thuế tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (460/QĐ-BCT ngày 21/2/2025), rà soát chống bán phá giá đối với thép hình nhập khẩu vào Việt Nam..., đồng thời ứng phó có hiệu quả với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các nhà sản xuất thép

Mặc dù đã đạt được kết quả tích cực, tuy nhiên, theo các chuyên gia chỉ ra, sự hồi phục của ngành thép còn khá chậm và chưa đạt được kết quả của năm 2021. Cụ thể, sản xuất thép thô 95% (23 triệu tấn), sản xuất thép thành phẩm 89% (33 triệu tấn), bán hàng trong đó có xuất khẩu thép thành phẩm tương đương (29 triệu tấn). Ngoài ra, sự phục hồi của ngành còn chưa chắc chắn.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, bên cạnh việc kế thừa sự phục hồi của năm 2024, năm 2025 công nghiệp thép tiếp tục phải đối mặt với các khó khăn thách thức như: Trung Quốc tiếp tục gia tăng xuất khẩu, khi thị trường nội địa yếu. Các nhà sản xuất thép Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ mất thị trường nội địa, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và công ăn việc làm của người lao động.

Tình trạng cung vượt cầu của nhiều sản phẩm thép sản xuất trong nước, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của thép nhập khẩu sẽ gây ra sức ép cạnh tranh về giá thép thành phẩm và cạnh tranh trong thị trường nội địa sẽ trở nên khốc liệt hơn.

Đặc biệt, sự gia tăng tính bất ổn của thị trường thế giới, đứt gẫy chuỗi cung ứng, giá cước vận tải quốc tế… tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà sản xuất thép. Bên cạnh đó, các yếu tố biến động đến giá nguyên nhiên vật liệu… chắc chắn sẽ làm tăng chi phí không nhỏ cho sản xuất thép.

Doanh nghiệp thép với loạt khó khăn từ thị trường xuất khẩu
Sự gia tăng tính bất ổn của thị trường thế giới, đứt gẫy chuỗi cung ứng, giá cước vận tải quốc tế… tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà sản xuất thép. Ảnh: Moit

"Sự thay đổi chính sách thương mại của các nước lớn, đặc biệt các nước đều gia tăng các hàng rào kỹ thuật, tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại, lạm dụng chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh… làm công cụ và hàng rào ngăn cản thép nhập khẩu để bảo hộ sản xuất thép trong quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này sẽ là lực cản không nhỏ đối với việc xuất khẩu thép Việt Nam trong thời gian tới" - ông Thái nói.

Xúc tiến thương mại thúc đẩy xuất khẩu thép đến các thị trường mới

Theo đó, để ứng phó có hiệu quả đối với sự thay đổi chính sách thương mại của các nước lớn trong bối cảnh quốc tế hiện nay, bên cạnh các chính sách về ngoại giao, VSA đề xuất một số kiến nghị sau:

Một là, cơ quan quản lý nhà nước nhất là Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục nắm bắt, cập nhật thông tin, cảnh báo sớm cho doanh nghiệp và hiệp hội, giúp các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam chủ động có kế hoạch ứng phó từ xa, từ sớm nhằm tìm ra các cơ hội và hạn chế các rủi ro đối với sự thay đổi chính sách thương mại của các nước lớn. Cụ thể là:

Các quyết định tiếp theo của Chính quyền Mỹ liên quan đến đối tượng và thời gian áp thuế, thời hạn hoãn áp thuế cho từng đối tượng theo Điều khoản 232 Đạo luật thương mại mở rộng của Mỹ năm 1962.

Đàm phán, cập nhật nội dung EU áp thuế các-bon đối với từng sản phẩm thép theo cơ chế CBAM và theo dõi thủ tục EC đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia được nhập khẩu phế liệu từ EU cảnh báo sớm cho các bên để bổ sung thủ tục (nếu cần).

Hai là, đẩy mạnh và nâng cao năng lực bảo vệ sản xuất trong nước, theo hướng chặt chẽ đầu vào, thông thoáng đầu ra cho các sản phẩm trong nước đã sản xuất được.

Trong đó, tìm hiểu chặt chẽ đầu vào, bao gồm: nâng cao năng xây dựng và áp dụng hàng rào kỹ thuật, thủ tục nhập khẩu đảm bảo yêu cầu của hàng rào kỹ thuật theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế; Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp, trước mắt để giải quyết hiện trạng thép Trung Quốc đang cạnh tranh không công bằng tại thị trường Việt Nam, về trung và dài hạn là phòng ngừa thép của các nền kinh tế lớn cạnh tranh không lành mạnh tại thị trường Việt Nam.

Đặc biệt, theo VSA, cần đảm bảo thông thoáng đầu ra từ khâu tìm hiểu thị trường, giới thiệu sản phẩm thép sản xuất tại Việt Nam; Xúc tiến thương mại thúc đẩy xuất khẩu thép đến các thị trường mới; Tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục xuất khẩu; Cảnh báo sớm và nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng điều tra (đàm phán, trao đổi, trình bày lập luận, quan điểm của Việt Nam về kết luận của cơ quan điều tra, hỗ trợ tham vấn trong các phiên tham vấn công khai tại nước khởi kiện...) nhằm tạo lợi thế cạnh tranh của thép Việt Nam tại các thị trường truyền thống, khơi thông dòng chảy thép Việt Nam ra thị trường toàn cầu.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mời doanh nghiệp dự Hội nghị Thương mại Halal Việt Nam - Singapore

Mời doanh nghiệp dự Hội nghị Thương mại Halal Việt Nam - Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore phối hợp tổ chức Hội nghị Thương mại Halal 2025, thúc đẩy kết nối giao thương, đầu tư ngành Halal giữa Việt Nam và Singapore.
Quảng Ninh: Quảng bá sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Hồng

Quảng Ninh: Quảng bá sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Hồng

Tối 29/4, tỉnh Quảng Ninh tổ chức khai mạc Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2025 diễn ra từ ngày 29/4 đến 4/5 với hơn 200 đơn vị tham gia.
Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Thành phố Huế tích cực kết nối cung cầu, thúc đẩy sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ vươn ra thị trường hiện đại trong và ngoài nước.
Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Chiều 28/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 4/2025.
Chắp cánh sản phẩm Hòa Bình bằng xúc tiến thương mại số

Chắp cánh sản phẩm Hòa Bình bằng xúc tiến thương mại số

Xúc tiến thương mại đang trở thành “chìa khóa mở cửa thị trường” cho sản phẩm OCOP của tỉnh Hòa Bình, mở rộng tiêu thụ và vươn ra quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc 2025 quy tụ 180 gian hàng, kết nối sản phẩm vùng miền với thị trường và thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Hải Dương đẩy mạnh kết nối cung cầu, tạo đà đưa nông sản và sản phẩm OCOP vươn xa, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Xúc tiến thương mại - Cú hích làm mới thương hiệu Cam Cao Phong

Xúc tiến thương mại - Cú hích làm mới thương hiệu Cam Cao Phong

Giữa bạt ngàn đồi Mường, cam Cao Phong không chỉ là sản vật trứ danh mà còn là tâm huyết địa phương trong hành trình định danh và khơi mở thị trường.
Quảng Bình xây dựng sản phẩm đặc trưng, nâng tầm giá trị địa phương

Quảng Bình xây dựng sản phẩm đặc trưng, nâng tầm giá trị địa phương

Phát huy lợi thế từng vùng, các địa phương trong tỉnh Quảng Bình để tập trung xây dựng sản phẩm đặc trưng, tạo nền tảng liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng.
Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Gần 500 doanh nghiệp Hải Dương và lân cận đã tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Ngày hội kết nối giao thương 2025, thúc đẩy xúc tiến thương mại đầu năm.
Khai mạc Hội chợ Thương mại Bắc Trung Bộ với hơn 200 gian hàng

Khai mạc Hội chợ Thương mại Bắc Trung Bộ với hơn 200 gian hàng

“Hội chợ Thương mại Khu vực Bắc Trung Bộ tỉnh Quảng Bình năm 2025” nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, thành tựu phát triển của các tỉnh trong khu vực.
Quảng Bình kết nối, lan tỏa giá trị sản phẩm đặc trưng

Quảng Bình kết nối, lan tỏa giá trị sản phẩm đặc trưng

Quảng Bình tổ chức hoạt động kết nối cung cầu nhằm góp phần nâng cao giá trị hàng hoá, tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng hợp tác, phát triển sản phẩm.
Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Hội thảo quốc tế “Việt Nam và Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai” đánh giá chặng đường hợp tác song phương, định hướng phát triển trong tương lai.
Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

Chiều 24/4, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế, Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Quốc tế năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN 2025 (VCAE IF 2025).
Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Ngày 24/4/2025, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra triển lãm quốc tế về nguồn cung ứng toàn cầu, thu hút 400 doanh nghiệp.
Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Hội nghị đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, năng lực quản lý trong công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Qua 50 năm phát triển, quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mexico ngày càng có nhiều bước tiến mới. Hiện có rất nhiều tiềm năng thương mại chờ được khai phá.
Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Từ phiên chợ quê đến hội chợ nông sản, xúc tiến thương mại đang tiếp sức cho hợp tác xã bứt phá và hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu.
Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam xây dựng chính sách xúc tiến thương mại mang tính đột phá hơn sau sáp nhập.
Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'

Sáng 22/4, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm “Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt” theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến.
Thương hiệu OCOP – từ tem nhãn đến niềm tin người dùng

Thương hiệu OCOP – từ tem nhãn đến niềm tin người dùng

Để vượt qua ranh giới của một món hàng “có tem, có nhãn”, thương hiệu OCOP cần nhiều hơn là tiêu chuẩn chất lượng thật và niềm tin thật từ người tiêu dùng.
Quảng Bình: Nhiều kế hoạch cho công tác xúc tiến thương mại

Quảng Bình: Nhiều kế hoạch cho công tác xúc tiến thương mại

Nhiều kế hoạch cho công tác xúc tiến thương mại trong năm 2025 được Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình đặt mục tiêu thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả, giá trị.
Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Diễn ra 6 ngày tại Hà Nội, Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã tại khu vực miền Bắc quy tụ 167 gian hàng đặc sắc
Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng mạnh những năm qua đã phản ánh sức mạnh, nội lực vươn lên của các doanh nghiệp, thương hiệu hàng đầu trong nước.
Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Các chương trình xúc tiến thương mại xuất khẩu theo các lĩnh vực, ngành hàng hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp Đà Nẵng tiếp cận, mở rộng thị trường.
Mobile VerionPhiên bản di động