Chủ nhật 22/12/2024 22:40

Lưu ý về quy định xuất nhập khẩu than đá, dầu cọ thô và gạo của Indonesia

Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) vừa thông báo, Bộ Thương mại Indonesia đã có quy định mới liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu than đá, dầu cọ thô và gạo. Các doanh nghiệp Việt cần quan tâm đến quy định mới này để kịp thời điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu nếu cần.

Vừa qua, Bộ Thương mại Indonesia đã công bố Quy định số 40/2020 về việc bắt buộc sử dụng tàu vận tải biển và dịch vụ bảo hiểm của các công ty Indonesia trong hoạt động xuất nhập khẩu than đá, dầu cọ và gạo với các nước.

Quy định số 40/2020 của Bộ Thương mại Indonesia gồm 25 điều, áp dụng với hoạt động xuất khẩu Than đá (gồm các mã HS: 27.01, 27.02, 27.03 ,27.04, 27.05, 27.06, 27.07 và 27.08) và Dầu cọ thô (mã HS:15.11.10.00) từ Indonesia ra nước ngoài và hoạt động nhập khẩu Gạo (mã HS: 10.06) và các loại hàng hóa thuộc diện mua sắm của chính phủ từ nước ngoài vào Indonesia. Bộ Thương mại Indonesia thông báo thời gian Quy định có hiệu lực từ ngày 01/5/2020.

Đáng chú ý, Quy định 40/2020 yêu cầu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu than đá, dầu cọ thô, gạo hoặc hàng hóa thuộc diện mua sắm của chính phủ của Indonesia phải sử dụng các phương tiện vận tải biển của doanh nghiệp Indonesia với trọng tải tối đa lên tới 15.000 tấn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của phía Indonesia cũng được xin miễn trừ việc sử dụng dịch vụ vận tải biển và bảo hiểm của Indonesia trong một số trường hợp nhất định nhưng phải có sự đồng ý của Bộ Thương mại Indonesia.

Bộ Công Thương thông báo tới các hiệp hội, doanh nghiệp, công ty quan tâm toàn văn Quy định số 40/2020 nói trên để tham khảo và kịp thời điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu nếu cần./.

Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025