Luật Thủ đô sửa đổi: Cần cơ chế đột phá về bổ nhiệm cán bộ chủ chốt, “đặc cách” người tài

Sáng 17/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học góp ý về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Thành phố Hà Nội đề xuất nhiều chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) Hà Nội: Đề xuất chia dự án thành phần 3 của đường vành đai 4 thành 2 dự án

Tạo đột phá từ cơ chế đặc thù

Dự luật thời gian qua đang được Bộ Tư pháp phối hợp với UBND TP. Hà Nội, các Bộ, ngành, cơ quan liên quan khác tiến hành xây dựng để báo cáo Chính phủ trình với Quốc hội xem xét sửa dự luật này.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 6 chương, 59 điều; Tăng 2 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô năm 2012.

Nội dung dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này bám sát 9 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua để quy phạm hóa thành các cơ chế, chính sách cụ thể, mang tính đặc thù vượt trội phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô của cả nước. Các nội dung này được cụ thể hóa tại các điều từ chương II đến chương V.

Luật Thủ đô sửa đổi: Cần cơ chế đột phá về bổ nhiệm cán bộ chủ chốt, “đặc cách” người tài
Hội nghị lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học góp ý về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sáng 17/7

Góp ý tại hội nghị, PGS. TS. Bùi Thị An, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn kinh tế, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội đề nghị dự luật cần bổ sung cho Hà Nội cơ chế riêng về bổ nhiệm, cho thôi chức đối với cán bộ chủ chốt là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc TP. Hà Nội.

"Cơ chế bổ nhiệm này cần có sự đột phá, quy trình bổ nhiệm phải nhanh. Kể cả người không nằm trong quy hoạch, nhưng xét thấy có tài năng thì được cho lên đảm nhận trọng trách lãnh đạo đơn vị chứ không cần phải đợi quy trình các thứ. Chứ đợi đến lượt mới lên thì rất lâu” - PGS.TS Bùi Thị An nói.

Bên cạnh đó, về cơ chế cho thôi chức cán bộ, PGS.TS Bùi Thị An đề nghị, cho Hà Nội được chủ động xử lý đối với cán bộ né tránh, ngại làm, không muốn làm, không vì dân… mà không cần đợi quy trình xử lý như hiện hành.

"Đặc biệt, cần cho Hà Nội cơ chế vượt cấp như vậy mới giúp TP có sự chủ động trong bổ nhiệm, cho thôi chức cán bộ nhất là đối với những vị trí quan trọng để TP có thể chọn đúng được người đứng đầu các cấp cũng như bố trí cán bộ chuẩn xác" - PGS.TS Bùi Thị An nhấn mạnh.

Cũng theo PGS.TS Bùi Thị An, dự luật cho Hà Nội thí điểm phương thức tiếp dân, lắng nghe dân của các đại biểu dân cử, cũng như là lãnh đạo đương nhiệm. Các cán bộ này thực sự vì dân, dựa vào dân, từ nguyện vọng chính đáng của dân để đề xuất các vấn đề mà có thể luật hiện hành chưa quy định.

Luật Thủ đô sửa đổi: Cần cơ chế đột phá về bổ nhiệm cán bộ chủ chốt, “đặc cách” người tài
PGS.TS Bùi Thị An, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn kinh tế, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội chia sẻ tại hội nghị

Góp ý thêm về chính sách thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân lực, ông Phạm Ngọc Thảo, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ pháp luật cho hay, đây là một chính sách đúng đắn, cần thiết mà Hà Nội đã thực hiện nhiều năm qua nhưng chưa có hiệu quả. Do đó, ông Phạm Ngọc Thảo đề nghị, cần bổ sung một số nội dung trong Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm quy định sự ràng buộc giữa quyền và trách nhiệm cá nhân người lãnh đạo, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong tuyển dụng nhân tài. Đồng thời, tránh việc lạm dụng chức quyền để tuyển dụng sai quy định và vụ lợi.

Ngoài ra, tại hội nghị, nhiều ý kiến khác cũng đề nghị dự luật cho Hà Nội cơ chế để trả lương vượt trần, có cơ chế đãi ngộ về nhà ở… để thu hút nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao ở tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt là đãi ngộ cho nhân tài ở vị trí lãnh đạo, quản lý; cho Hà Nội cơ chế để tập trung đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, có sự chủ động về biên chế cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập của thành phố.

Phát huy vai trò là trái tim của cả nước

Góp ý về hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, việc sửa đổi Luật Thủ đô trong tình hình hiện nay là rất cần thiết để tạo hành lang pháp lý thống nhất nhằm thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với cơ chế đặc thù của Thủ đô. Đồng thời, các đại biểu nhấn mạnh, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải giúp Hà Nội giải quyết được những hạn chế, bất cập hiện nay, trước hết là cơ chế, chính sách, tài chính để đầu tư phát triển hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường, di dời các cơ sở y tế, giáo dục của nội đô…

Đề cập đến những tồn tại hạn chế trong dự thảo tờ trình dự án luật, Bộ Tư pháp cho hay, qua 10 năm thi hành Luật Thủ đô 2012 đã bộ lộ nhiều tồn tại, hạn chế trong các lĩnh vực như: Xây dựng, hoàn thiện thể chế và quản lý thực hiện quy hoạch chung, quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành, nhất là quy hoạch quản lý không gian, không gian ngầm, công trình kiến trúc cổ, bảo tồn và phát triển văn hoá và quy hoạch xây dựng nhà ở, khu đô thị; cơ chế tài chính, chính sách liên kết vùng, nhất là các chính sách về thu chi ngân sách để đầu tư phát triển…

Luật Thủ đô sửa đổi: Cần cơ chế đột phá về bổ nhiệm cán bộ chủ chốt, “đặc cách” người tài
Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ pháp luật Phạm Ngọc Thảo phát biểu tại hội nghị

Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế nêu trên là do việc thực thi chính sách pháp luật chưa đồng bộ, kịp thời, đầy đủ, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả của các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô với vị trí, vai trò là trái tim của cả nước. Một số quy định của Luật Thủ đô chủ yếu mang tính nguyên tắc, định hướng chung, thiếu quy định về các cơ chế đặc thù cụ thể để thực hiện được trên thực tế.

Bộ Tư pháp cho biết: “Luật Thủ đô giao thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết cho TP. Hà Nội (nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND) về thứ bậc hiệu lực pháp lý thấp hơn các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương ban hành, nên khi các luật, nghị định, thông tư được ban hành có quy định khác, nhiều nội dung đặc thù được giao cho Thủ đô Hà Nội quy định chi tiết đã không thể thực hiện được”.

Theo đó, tại hội nghị, nhiều ý kiến khác cũng đề nghị Luật Thủ đô (sửa đổi) phải giúp Hà Nội giải quyết được những hạn chế, bất cập hiện nay, trước hết là cơ chế, chính sách, tài chính để đầu tư phát triển hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường, di dời các cơ sở y tế; cho Hà Nội cơ chế để tập trung đẩy mạnh phân cấp, phân quyền…

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Thủ đô

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Xem thêm