Thứ ba 29/04/2025 16:15

Long An: Di tích lịch sử Núi Đất hoang phế hàng chục năm

Núi Đất - di tích lịch sử hoang phế, đang được chính quyền địa phương kêu gọi đầu tư phát triển du lịch, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có tín hiệu lạc quan.

Núi Đất, một di tích lịch sử nằm ở giữa vùng Đồng Tháp Mười là công trình được xây dựng từ năm 1957-1960, song song với công cuộc kiến tạo tỉnh lỵ Kiến Tường (nay là thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An).

Khu di tích Núi Đất hiện đang bị bỏ hoang, nhiều công trình xuống cấp

Tọa lạc tại thị trấn Mộc Hóa cũ, cách biên giới Việt Nam - Campuchia 7km, cách thành phố Tân An 68 km về phía Tây Bắc, di tích lịch sử Núi Đất có diện tích rộng gần 5ha nằm giữa vùng Đồng Tháp Mười (gồm 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp). Đây là quần thể cảnh quan núi non, hồ nước… khổng lồ, được xem như công viên nằm cuối đường 30/4 (thị xã Kiến Tường), rất thích hợp để phát triển du lịch vùng biên giới. Song hàng chục năm qua, công trình này trở nên hoang phế, cỏ mọc um tùm, đặc biệt các hạng mục công trình xuống cấp trầm trọng.

Khu di tích Núi Đất giờ chỉ còn mỗi quán cà phê bán cho người địa phương và khách vãng lai

Theo UBND thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), di tích lịch sử Núi Đất là một quần thể cảnh quan thiên có nhiều tiềm năng du lịch, cần được các ngành chức năng quan tâm bảo vệ gìn giữ tôn tạo, cũng như khai thác để phục vụ nghiên cứu khoa học và phục vụ cho du khách trong và ngoài tham quan.

Hơn 10 năm nay địa phương kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch Khu di tích Núi Đất nhưng đến nay vẫn chưa có tín hiệu lạc quan

Hơn 10 năm qua, địa phương đã kêu gọi đầu tư nhưng chưa có doanh nghiệp quan tâm với công trình này. Hiện địa phương vẫn đang tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư để tu sửa, nâng cấp, phát triển du lịch trong vùng, cũng như liên kết với các điểm du lịch khác trong Vùng Đồng Tháp Mười.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Long An

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ tổ chức chương trình '50 năm bản hùng ca mùa xuân'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Điện Biên: 'Đại tiệc' Festival Tinh hoa Tây Bắc có gì hấp dẫn?

Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km để xem diễu binh dịp 30/4

Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục

Đại lễ Vesak 2025: Cầu nối văn hoá Việt Nam, thế giới

150 tư liệu quý tái hiện hồi ức thống nhất non sông

Vụ việc Quang Linh Vlogs là hồi chuông cảnh tỉnh nghệ sĩ

Đôn đốc triển khai thực hiện Quy hoạch báo chí

Đề xuất ưu đãi thuế cho các nhà sáng tạo nội dung

Techcombank mang cả tinh hoa nước Pháp về Việt Nam, tôn vinh những di sản văn hóa độc bản

Hà Nội: Người dân hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc

120 kiều bào tham gia khối diễu hành kỷ niệm 30/4

Nhà thơ Hữu Thỉnh: 'Giao hưởng Điện Biên' là khúc tráng ca tôi mang ơn lịch sử

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng về nghệ sĩ quảng cáo sữa giả

Thông tin mới nhất về sự kiện Ngày văn hóa các dân tộc