Chủ nhật 29/12/2024 16:32

Lộ đề Văn, lọt đề Toán: Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã đáp ứng mục tiêu giáo dục?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 đã kết thúc và được đánh giá nghiêm túc, nhưng ngay trong ngày đầu thi cả đề Văn, Toán đã lọt ra ngoài… thì có thực sự nghiêm túc?

Năm nay là năm đầu tiên áp dụng Thông tư số 06/2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp THPT chính thức có hiệu lực, trong đó có sự thay đổi về danh sách vật dụng được mang vào phòng thi.

Lộ đề Văn, lọt đề Toán: Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã đáp ứng mục tiêu giáo dục?. Ảnh minh họa

Mặc dù đã được thông tin, phổ biến, hướng dẫn, quán triệt về quy định đến thí sinh và những người liên quan bằng nhiều cách khác nhau; Vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn cho đề thi trước đó đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý kỹ. Thế nhưng thông tin tại buổi họp báo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, vào chiều 29/6 của Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia, cho thấy: Vẫn có 41 trường hợp thí sinh vi phạm quy chế, trong đó tới 40 trường hợp sử dụng điện thoại di động, 2 trường hợp phát tán đề thi ra ngoài.

Có thể thấy, ngoài lỗi vi phạm của thí sinh cũng không thể không nhắc đến trách nhiệm của Hội đồng thi ở các điểm thi, giám thị coi và những người nhà của thí sinh trong việc phát tán thông tin trên mạng.

Việc thí sinh mang theo điện thoại vào phòng thi bị phát hiện dù đã sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi theo quy chế, quy định của pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc thí sinh bị điểm 0, không đủ điều kiện xét công nhận tốt nghiệp THPT và mất quyền dự tuyển vào đại học năm nay.

Nhiều ý kiến cho rằng, xét một cách tổng thể thì Kỳ thi THPT quốc gia chưa đáp ứng mục tiêu giáo dục.

Bởi, không phải năm nay mà hầu như năm nào cũng có việc đề thi bị lộ, mục tiêu đảm bảo an toàn, an ninh trong mùa thi như Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra có hoàn thành?

Mặt khác, nhiều ý kiến cũng băn khoăn về mục tiêu phổ cập giáo dục. Nếu chỉ xét riêng mục tiêu này thì kỳ thi PTTH là không cần thiết vì chỉ cần cấp giấy chứng nhận đã học xong 12 năm là được. Nhưng nếu xét về mục tiêu thi để lấy bằng như một chứng chỉ để học lên cấp cao hơn hoặc để làm tiêu chuẩn tuyển dụng thì lại thiếu bởi vì, trong chương trình phổ thông, cơ cấu tín chỉ nghề quá ít làm cho bằng tốt nghiệp không đủ uy tín giúp doanh nghiệp không phải đào tạo lại.

Về dài hạn, nếu muốn các em có thể "thành rồng thành phượng” thì cần phải cải cách giáo dục theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu; "học đi đôi với hành" chứ không đơn giản là chữ nghĩa trên giấy, không biết vận dụng vào thực tế và đến mỗi kỳ thi lại tìm mọi cách để tính toán gian lận từ các cách truyền thống đến sử dụng công nghệ cao mong vượt qua kỳ thi mà không tính đến hậu quả.

Luật sư Trần Xuân Tiền - Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Đội, Đoàn luật sư TP. Hà Nội - chia sẻ: Rút kinh nghiệm từ kỳ thi này, đối với những kỳ thi tiếp theo, Hội đồng thi các tỉnh, thành cần tăng cường phổ biến, nhắc nhở thí sinh thực hiện nghiêm quy chế thi; yêu cầu cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi và lực lượng tham gia tổ chức kỳ thi tập trung cao độ, vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được tập huấn để ngăn chặn các hành vi vi phạm quy chế thi. Đặc biệt là việc sử dụng thiết bị công nghệ để gian lận thi cử…

Phía Bộ Công an cũng khuyến cáo: Thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến thí sinh và nhân dân, hướng đến kỳ thi nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế. Ngoài ra, cần nghiên cứu đề xuất thiết bị chống thiết bị sử dụng công nghệ cao được giấu trong người; đồng thời, chú trọng tập huấn nâng cao khả năng phát hiện sử dụng thiết bị công nghệ cho cán bộ coi thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đã khép lại nhưng vẫn còn đó những nỗi niềm băn khoăn, trăn trở và nhiều câu hỏi được đặt ra vì chưa có giải pháp căn cơ cho vấn đề này! Do đó việc sớm có một giải pháp để vừa dễ dàng, thuận lợi cho các nhà quản lý, vừa yên tâm cho các thí sinh, gia đình của họ là điều cần lưu tâm.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Tin cùng chuyên mục

Hệ lụy khôn lường từ việc 'cầu may' bằng búp bê Kumanthong

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển