Linh hoạt giải pháp tiêu thụ nông sản trước diễn biến dịch Covid-19

Hội nghị trực tuyến về “Thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19” vừa diễn ra tại Hà Nội.
Bộ Công Thương hỗ trợ Hải Dương kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều và nông sản Bộ Công Thương: Đảm bảo thông suốt cho thương mại hàng hóa

Đẩy mạnh giao thương trực tuyến

Điều kiện thời tiết thuận lợi, sản xuất vải, nhãn phía Bắc năm 2021 tiếp tục được mùa. Dự kiến tổng sản lượng vải đạt khoảng 340 nghìn tấn, tăng khoảng 30 nghìn tấn so với năm 2020; sản lượng nhãn phía Bắc ước đạt 300 nghìn tấn, tăng trên 13% so năm 2020.

Cùng với vải, nhãn phía Bắc, thời điểm này nhiều loại nông sản, trái cây như: xoài, thanh long sầu riêng bước vào mùa thu hoạch cao điểm…. Đây cũng là những mặt hàng có sản lượng xuất khẩu lớn từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn tấn mỗi loại. Để hàng hóa được lưu thông thông suốt trước diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19, các bộ, ngành đã có sự chủ động ngay từ đầu vụ.

Toàn cảnh Hội nghị
Nhiều giải pháp về hỗ trợ tiêu thụ nông sản đã được đưa ra tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Văn Chinh - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho biết, Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu chính các loại nông sản của Việt Nam, trong đó có vải thiều, nhãn, thanh long… Để giảm áp lực lưu thông hàng hóa đưa lên các tỉnh biên giới để xuất khẩu sang thị trường nước này, cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ hoạt động thương mại biên giới, tạo thuận lợi về thủ tục thông quan. Về lâu dài, việc điều phối hàng hóa giữa các địa phương, các doanh nghiệp với các tỉnh biên giới để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là vấn đề cần phải triển khai thực hiện.

Nhấn mạnh đến đặc điểm vải, nhãn thuộc nhóm cây ăn quả chủ lực, có diện tích, sản lượng lớn, mùa vụ thu hoạch tập trung trong thời gian ngắn là áp lực lớn đối với tiêu thụ, ông Phan Văn Chinh cho hay, các địa phương, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các kịch bản tiêu thụ.

Cũng theo ông Phan Văn Chinh, trong công tác phát triển thị trường, hiện nay, Việt Nam đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA). Từ khi có FTA đến nay, xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng lên đáng kể. Ví dụ, trong khối ASEAN - Ấn Độ, thị phần xuất khẩu nông, lâm thủy sản các năm trước ở con số 8,4% - 9,1%, trong 3 tháng đầu năm 2021 con số này là 10,7%; Việt Nam - Nhật Bản con số này đạt 11,8% thay cho con số những năm trước đây là 8,5 - 9%; Việt Nam - Hàn Quốc đạt là 11,8% so với trước đây là 8,5 - 9%.

Đáng chú ý, trong khối CPTPP, thị phần xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam cũng tăng rất mạnh, 3 tháng đầu năm 2021 thị phần xuất khẩu đạt 20% thay cho con số 14 - 15% những năm trước đây; với EVFTA, thị phần xuất khẩu nông lâm thủy sản cũng chiếm tỷ trọng 12,4%, trong khi trước đây chỉ chiếm 9,8%.

Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Phan Văn Chinh (Bộ Công Thương)
Ông Phan Văn Chinh - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)

Nhận định, dung lượng thị trường xuất khẩu nông sản còn rất lớn, để tận dụng được cơ hội, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 hiện nay, ông Phan Văn Chinh cho rằng, đầu tiên bản thân doanh nghiệp cũng như các địa phương phải thay đổi cách giao dịch, xúc tiến thương mại. “Trong bối cảnh Covid-19, các hoạt động giao dịch, xúc tiến thương mại trực tiếp như đi tham quan, hội chợ sẽ không triển khai được mà cần đẩy mạnh phương thức online. Thời gian qua, các doanh nghiệp đã thực hiện tốt vấn đề này. Đây là một trong những giải pháp cần phải tiếp tục đẩy mạnh” - ông Phan Văn Chinh nói.

Riêng quả vải thiều sẽ chín rộ trong vài ngày tới, đây là loại quả có thời gian thu hoạch ngắn, tập trung sản lượng lớn vào cùng một thời điểm nên việc lưu thông phân phối có thể gặp rủi ro nếu dịch bệnh phức tạp. Hiện các tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã có những kịch bản tiêu thụ trong từng tình huống cụ thể. Ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT)- chia sẻ, năm nay vải thiều xuất đi Nhật sẽ có những thuận lợi khi phía Nhật Bản đã chính thức ủy quyền cho Việt Nam thực hiện kiểm dịch và giám sát các công đoạn xử lý kiểm dịch vải thiều.

Chủ động khai thác tốt thị trường trong nước

Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cũng đã tính đến tình huống xuất khẩu có thể gặp khó do dịch bệnh Covid-19. Do đó, hai Bộ đã và đang làm việc với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, các đầu mối thu mua phân phối để chủ động khai thác tốt thị trường trong nước.

Theo ông Hoàng Anh Tuấn- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương): Thời gian tới, Vụ sẽ phối hợp với Sở Công Thương, Sở NN&PTNT các địa phương đánh giá sản lượng, nắm diễn biến thị trường để đưa ra kế hoạch tiêu thụ, tổ chức xúc tiến thương mại theo hình thức trực tuyến. Bên cạnh đó, Vụ cũng sẽ thường xuyên tiếp tục phối hợp Sở Công Thương địa phương, doanh nghiệp phân phối, bán buôn, bán lẻ triển khai công tác xúc tiến, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân gặp khó khăn năm 2021.

Linh hoạt giải pháp tiêu thụ nông sản trước diễn biến dịch Covid-19
Ông Hoàng Anh Tuấn- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)

Về phía Bộ NN&PTNT, ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - nhấn mạnh, để thúc đẩy tiêu thụ nông sản cho nông dân, các nhà máy chế biến nông sản cần tăng cường công suất chế biến, tập trung vào sản phẩm cấp đông, nước quả cô đặc, thủy sản đồ hộp chế biến.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam khẳng định, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Tài chính thành lập Tổ công tác liên ngành để giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ nông sản, đặc biệt là ở các cửa khẩu biên giới. Đề nghị Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao thông tin đến Đại sứ quán ở các nước về thị trường tiêu thụ và những điều chỉnh mới về chính sách nhập khẩu để chủ động xuất khẩu nông sản thích ứng kịp thời diễn biến dịch Covid-19. “Bộ NN&PTNT sẽ có văn bản gửi đến các cơ quan chức năng các địa phương giáp biên giới của Trung Quốc đề nghị cùng phối hợp hỗ trợ thuận lợi nhất để thúc đẩy thương mại, tránh ứ đọng hàng hóa” - Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định thêm.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao, sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn duy trì đà tăng trưởng do công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh.
Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Tình trạng nắng nóng, ngập mặn tại nhiều địa phương khiến nguồn cung trái cây suy giảm. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả không dám nhận đơn hàng mới.
Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) bị yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan.
Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Doanh nghiệp dệt may đang tăng tốc sản xuất nhằm đáp ứng tiến độ giao hàng và tận dụng cơ hội từ thị trường đang “ấm dần”.
4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê của cả nước đạt gần 670.000 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt hơn 2,23 tỷ USD, tăng 56,4%.

Tin cùng chuyên mục

Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ về công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc số hóa…
Quảng Bình: Triển khai đồng bộ các giải pháp đưa xuất khẩu đạt 220 triệu USD

Quảng Bình: Triển khai đồng bộ các giải pháp đưa xuất khẩu đạt 220 triệu USD

Nâng cao vai trò của các doanh nghiệp, thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn, Quảng Bình đang đặt mục tiêu cho xuất khẩu đạt 220 triệu USD.
Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Năm 2023, Singapore nhập khẩu cà phê từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 142,4 triệu SGD, giảm 5,57% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo, thu về 2,08 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng mạnh 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.
Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

6 tháng đầu niên vụ cà phê 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 - tháng 3/2024), Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD.
Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với Robusta giảm mạnh hơn 3%, do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm dịu phần nào tình trạng khô hạn kéo dài.
4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với giá cà phê Robusta giảm mạnh hơn 3% do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm giảm tình trạng khô hạn kéo dài
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

Dù đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024 nhưng rau quả vẫn đối mặt với bài toán rủi ro về chất lượng.
Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Tổng cục Thống kê ước tính, Việt Nam xuất đi 170.000 tấn cà phê trong tháng 4, giảm hơn 2 lần so với ước tính 400.000 tấn của tháng trước.
4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ, xuất siêu sang một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU tăng 2 con số.
Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động