Thứ tư 27/11/2024 01:39

Liên minh châu Âu mua khí tự nhiên hóa lỏng của Nga tăng 150% trong 3 năm

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), chi phí mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga của Liên minh châu Âu (EU) đã tăng 150% trong 3 năm qua.

Trong quý III/2024, khối lượng nhập khẩu LNG từ Nga cao hơn 2% so với quý I/2021. Tuy nhiên, do giá tăng nên chi phí trong giai đoạn này đã tăng 150%”, TASS dẫn thông tin từ Eurostat cho biết.

Theo Eurostat, thị phần của Nga trong nhập khẩu LNG vào EU trong quý III/2024 đã tăng lên 20%. Thị phần lớn nhất trong nguồn cung cấp LNG cho EU vẫn do Mỹ nắm giữ với 35%.

Chi phí mua khí tự nhiên hóa lỏng từ Nga của Liên minh châu Âu đã tăng 150% trong 3 năm qua. Ảnh: TASS

Ngoài ra, trong quý III, nhập khẩu khí đốt qua đường ống từ Nga thấp hơn 54% so với quý I/2024. Tuy nhiên, do giá tăng cao nên giá trị trong thời gian này chỉ giảm 10%. Trong 3 quý vừa qua, nguồn cung cấp LNG Nga sang EU đã tăng lên và thị phần 20% hiện gần bằng với con số của quý III/2022 là 22%.

Trước đó, theo dữ liệu của Eurostat, các công ty châu Âu đã mua lượng khí đốt trị giá 1,4 tỷ Euro từ Nga vào tháng 9, cao hơn 1/3 so với tháng và năm trước. Khoảng 40% nguồn cung đến từ LNG và 60% từ khí đốt qua đường ống.

Với lượng xuất khẩu tăng vọt như vậy, Nga đã trở thành nhà cung cấp “nhiên liệu xanh” chính cho EU trong tháng 9 với thị phần 23,74% so với 16,54% trong tháng 8. Điều này xảy ra lần đầu kể từ tháng 5/2022, trong khi vào thời điểm đó, khí đốt của Nga chiếm 22,9% lượng nhập khẩu của EU.

Trong khi đó, Algeria, quốc gia mất vị trí dẫn đầu, đứng ở vị trí thứ 2 với khối lượng cung cấp giảm 15% so với tháng trước xuống còn 1,1 tỷ Euro. Vào tháng 9, Mỹ đã tăng doanh số bán hàng thêm 21% lên 990,2 triệu Euro, tăng từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 3.

Na Uy vẫn đứng vị trí thứ 4 với khối lượng vận chuyển tăng 7% (lên 975 triệu Euro). Nhưng Vương quốc Anh, một trong 3 nước bán khí đốt hàng đầu ở EU trong tháng 8 đã giảm nguồn cung 2,4 lần và đứng thứ 5 với 429,2 triệu Euro.

Bên cạnh đó, theo Bloomberg, lượng nhập khẩu LNG từ Nga vào Pháp đã đạt mức kỷ lục, cao nhất trong 6 năm kể từ khi nguồn cung bắt đầu vào năm 2018.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Hoà lưới thành công tổ máy 1 công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng

Ông Donald Trump dự định dỡ bỏ lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu LNG

EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ

Nâng cao kỹ năng nghề truyền tải: Hiệu quả từ đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương kỳ vọng đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Bắc Giang: Triển khai chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Những quyết sách 'mở đường' cho Petrovietnam vươn mình

Bộ Công Thương triển khai các Nghị định thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022