Thứ ba 06/05/2025 20:52

Liên Hợp Quốc truyền tải thông điệp hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025

Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức, đại diện Liên Hợp Quốc mong muốn Đại lễ Vesak 2025 là cơ hội để hướng tới hòa bình và bền vững,

Sáng ngày 6/5, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã chính thức khai mạc tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh (cơ sở Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh).

Tham dự lễ khai mạc có Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên và Phó Thủ tướng Mai Văn Chính.

Chủ tịch nước Lương Cường và Đức Pháp chủ Thích Trí Quảng dự lễ khai mạc. Ảnh: Báo NLĐ.

Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc (ICDV) Phra Brahmapundit và các hệ phái, truyền thống Phật giáo đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ cũng đã đến dự lễ khai mạc.

Phát biểu tại đại lễ, Hòa thượng Phra Brahmapundit, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc (ICDV) cảm ơn Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và các đơn vị tổ chức đã dành nhiều tâm huyết để mang đến một lễ hội quốc tế trang nghiêm, sâu sắc và đầy ý nghĩa.

Hòa thượng Phra Brahmapundit cho biết, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới đang trải qua nhiều biến động và bất ổn, càng cho thấy tính cấp thiết của chủ đề Vesak 2025: “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.

Hòa thượng Phra Brahmapundit khẳng định: Đại lễ Vesak là cơ hội để suy ngẫm về sứ mệnh cao cả của Phật giáo trong việc nuôi dưỡng lòng từ bi, trí tuệ và khuyến khích hành động thiết thực. Ảnh: Báo NLĐ.

“Vesak không chỉ là sự kiện mang tính tâm linh mà còn là cơ hội để tất cả chúng ta cùng suy ngẫm về sứ mệnh cao cả của Phật giáo trong việc nuôi dưỡng lòng từ bi, trí tuệ và khuyến khích hành động thiết thực vì con người” – Chủ tịch ICDV phát biểu.

Trong bài phát biểu, Hòa thượng Phra Brahmapundit cũng đã bày tỏ sự ấn tượng với không gian trang nghiêm, thanh tịnh tại Học viện Phật giáo Việt Nam. Theo vị Hòa thượng, đây không chỉ là minh chứng cho sự phát triển của Phật giáo tại Việt Nam mà còn cho thấy tinh thần cởi mở, trách nhiệm và năng lực tổ chức quốc tế của quốc gia chủ nhà.

Hòa thượng Phra Brahmapundit bày tỏ tin tưởng rằng Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm 2025 tại Việt Nam sẽ để lại những dấu ấn sâu sắc, góp phần làm lan tỏa ánh sáng trí tuệ của Đức Phật, khơi dậy niềm tin, niềm hy vọng vào một thế giới an lạc và đoàn kết.

Khát vọng hòa bình và đoàn kết cũng là thông điệp chúc mừng Đại lễ Vesak của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres trong một bài phát biểu hôm 5/5. Ảnh: Xinhua

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc khẳng định: Những lời dạy của Đức Phật về lòng từ bi, sự bao dung và tinh thần phụng sự vô ngã có sự tương quan sâu sắc với những giá trị của Liên Hợp Quốc. Trong thời đại mà thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng, những nguyên tắc vượt thời gian này cần phải tiếp tục soi sáng con đường chung của nhân loại.

“Trong dịp Đại lễ thiêng liêng này, tôi mong rằng tất cả mọi người sẽ được truyền cảm hứng để cùng nhau hàn gắn những chia rẽ, nuôi dưỡng tình đoàn kết và cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình hơn, bền vững hơn và hòa hợp hơn”, ông Guterres phát biểu.

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc là hoạt động văn hóa của Liên Hợp Quốc. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 54 ngày 15/12/1999 quyết định Vesak hay lễ Tam hợp kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và Niết bàn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là lễ hội văn hóa tôn giáo vì hòa bình. Từ năm 2000 đến nay, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc đã được tổ chức 19 kỳ tại trụ sở Liên Hợp Quốc và các nước trên thế giới.

Phú Quý
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Nhìn lại sự nghiệp của PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường

Tranh cãi dùng hóa chất, lòng se điếu vào 'tầm ngắm' kiểm tra

Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông giảm mạnh

Thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

PCI 2024: Hải Phòng lần đầu tiên đoạt ngôi vị quán quân

Thời tiết hôm nay 6/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 6/5/2025: Cảnh báo gió giật cấp 6

Xu hướng 'tiêu dùng xanh' tạo làn sóng mới trên thị trường

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 2: Doanh nghiệp chân chính bị tàn sát bởi review bẩn

Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Xe tang cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Lào Cai tổ chức thi trực tuyến ‘Pháp luật với mọi người’ năm 2025

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

38 trường dùng điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội