Thứ hai 23/12/2024 04:57
Tăng lương tối thiểu vùng

Lao động Nghệ An không đủ mức sống tối thiểu

Từ 1/1/2017, Nghị định số 153/2016/ NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2017 đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ chính thức có hiệu lực. Tuy vậy, với người lao động Nghệ An, mức lương mới này không có tác động nhiều và chưa đảm bảo được nhu cầu tối thiểu của người lao động.
Công nhân làm việc ở một doanh nghiệp FDI thuộc Khu công nghiệp Nam Cấm

Chưa sát với thực tế

Là công nhân ở một công ty làm về xây dựng trên địa bàn TP. Vinh, anh Nguyễn Văn Thắng cho biết: Anh không quan tâm nhiều về quy định mới của mức lương tối thiểu. Hiện ở công ty của anh không trả lương cố định theo tháng mà trả lương theo ngày công lao động. Với vị trí là công nhân xây dựng, mức lương của anh sẽ giao động từ 250.000 - 300.000 đồng/ngày. Về cá nhân, anh cũng hài lòng với cách chi trả này bởi điều đó là “công bằng, không đánh đồng với tất cả mọi người và đòi hỏi người lao động phải có trách nhiệm với công việc của mình”.

Mức lương tối thiểu tăng cũng không tác động nhiều đến thị trường lao động đầu năm bởi lẽ, với mức lương giao động từ 2.580.000-2.900.000 đồng/người/tháng theo như quy định ở khu vực Nghệ An không còn sát với thực tế. Bên cạnh đó, còn tác động đến việc chi trả lương cho người lao động. Tại các phiên giao dịch việc làm, qua tìm hiểu cho thấy, hiện nay với công nhân, mức lương các doanh nghiệp chi trả sẽ giao động từ 3.000.000-4.000.000 đồng/người/tháng. Với lao động có tay nghề, kinh nghiệm, mức lương sẽ cao hơn từ 6.000.000-7.000.000 đồng/người/tháng. Dù đã cao hơn so với quy định nhưng với nhiều công nhân, mức lương ở Nghệ An so với các tỉnh thành khác là còn khá thấp.

Cuối tháng 1, sau một tháng áp dụng tăng lương theo quy định mới, Liên đoàn Lao động tỉnh đã tiến hành khảo sát 467 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Qua đó, đã có 219 (khoảng 50%) đơn vị áp dụng mức lương mới. Chia sẻ về điều này, anh Nguyễn Trung Tiến, Giám đốc sản xuất, Chủ tịch công đoàn - Công ty TNHH Rojal Food Nghệ An cho biết: “Theo quy định về mức lương tối thiểu, công nhân ở Khu công nghiệp Nam Cấm nơi chúng tôi đang hoạt động sẽ khoảng 2.600.000 đồng/người/tháng. Đây là mức lương khá thấp so với mặt bằng chung và không đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Tuy nhiên với các doanh nghiệp nước ngoài, khi trả lương họ đều căn cứ vào quy định này. Vì thế, khi tuyển dụng, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Về phía người lao động, với mức lương quá thấp nên họ không mặn mà và gắn bó với công việc. Dẫn đến tình trạng “nhảy” việc, bỏ việc diễn ra thường xuyên. Để phần nào nâng cao thu nhập cho người lao động, một số công ty đã có thêm các khoản như tiền ăn ca, tiền xăng xe... Tuy vậy, điều đó cũng chưa đủ bởi lẽ tuy có tăng thêm thu nhập nhưng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiêp... chỉ căn cứ trên mức lương cơ bản. Do đó, quyền lợi của người lao động phần nào bị “thiệt đơn, thiệt kép”.

Tăng lương, thu nhập giảm

Công nhân ở xưởng sản xuất đá trắng ở Quỳ Hợp

Việc tăng mức lương tối thiểu vùng không ảnh hưởng tới lương thực lĩnh của người lao động. Lý do là bởi các doanh nghiệp trên địa bàn ngoài chi trả mức lương cố định là lương tối thiểu vùng thì còn có các mức lương khoán sản phẩm, tăng ca. Do đó, thực tế, thu nhập phần lớn của người lao động đều cao hơn mức lương tối thiểu vùng. Khi lương tăng thì mức đóng BHXH, BHYT cũng cao hơn. Vì vậy, số tiền lương thực lĩnh lại ít đi chứ không hề tăng thêm.

Bà Lê Thị Thảo - Phòng Chính sách pháp luật - Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An cũng cho biết: “Dù lương tăng, nhưng giá cả sinh hoạt, các mặt hàng, nhà trọ... lại tăng. Vì vậy, lương thực lĩnh của người lao động không thay đổi đáng kể, do đó đời sống của người lao động vẫn gặp nhiều khó khăn và thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước...”.

Báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng cho thấy: Mức lương tối thiểu vùng hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 75% mức sống tối thiểu của công nhân lao động và gia đình. Bên cạnh đó, việc tăng mức lương tối thiểu vùng cũng tạo một sức ép lớn từ phía tăng mức đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người sử dụng lao động. Tại Nghệ An, đa phần là doanh nghiệp nhỏ, khả năng và hiệu quả kinh doanh thấp. Vì vậy với mức lương tối thiểu vùng tăng đã tác động đến việc giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và có khả năng dẫn đến tình trạng chậm đóng BHXH cho người lao động. Từ thực tế này, đã có nhiều kiến nghị xung quanh việc tăng lương tối thiểu vùng nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa người lao động và chủ doanh nghiệp.

Trong năm 2017, để việc chi trả lương cho người lao động được thực hiện đúng quy định, ngành lao động và liên đoàn lao động tỉnh cũng đã có nhiều văn bản. Trong đó, yêu cầu các đơn vị cần nghiên cứu, nắm rõ các nội dung, quy định của Nghị định 153/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Về phía ngành lao động, ông Lê Văn Thúy - Trưởng phòng Lao động - Tiền lương - BHXH Nghệ An cho biết: Ngành sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp, trước hết ở những đơn vị, doanh nghiệp thường xảy ra việc vi phạm pháp luật lao động. Đồng thời, kịp thời xử lý những đơn vị, doanh nghiệp cố tình không thực hiện đúng các quy định về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động...

Ngay từ khi Nghị định 153/2016/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2017 được ban hành, UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn số 8986/UBND-VX yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về chi trả lương cho người lao động. Cũng theo Nghị định 153, tại Nghệ An sẽ áp dụng 2 mức lương. Trong đó, vùng III là 2.900.000 đồng/người/tháng áp dụng với các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Vinh; vùng IV là 2.580.000 đồng/người/tháng, áp dụng với các huyện còn lại.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Tăng lương cơ sở

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững