Thứ hai 25/11/2024 12:20

Lạng Sơn: Quảng bá sản phẩm hạt dẻ Quảng Lạc

Việc tổ chức khai mạc mùa hạt dẻ nhằm giới thiệu các khu vườn dẻ đến với nhân dân trong và ngoài tỉnh, kết nối với du khách gần xa, quảng bá sản phẩm.

Mới đây, tại vườn dẻ thôn Quang Trung II, xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn (Lạng Sơn) đã diễn ra lễ khai mạc mùa hạt dẻ xã Quảng Lạc năm 2024.

Đây là địa phương đầu tiên trong tỉnh tổ chức chương trình khai mạc mùa hạt dẻ nhằm tôn vinh nghề trồng dẻ, quảng bá đặc sản hạt dẻ tới du khách gần, xa.

Theo UBND xã Quảng Lạc, Quảng Lạc là địa phương có diện tích trồng dẻ lớn nhất tại Lạng Sơn. Việc tổ chức khai mạc mùa hạt dẻ nhằm giới thiệu các khu vườn dẻ đến với nhân dân trong và ngoài tỉnh, kết nối với du khách thập phương, quảng bá sản phẩm thế mạnh và sản phẩm OCOP.

Quảng bá sản phẩm hạt dẻ Quảng Lạc của Lạng Sơn. Ảnh minh họa

Quảng Lạc có điều kiện tự nhiên, địa hình đồi núi đất thấp, thuận lợi cho việc phát triển cây dẻ. Từ năm 2003, địa phương đã triển khai mô hình trồng cây dẻ và xác định đây là một trong những sản phẩm chủ lực của xã. Địa phương cũng đang triển khai các dự án hỗ trợ nhân dân trồng dẻ.

Thống kê đến thời điểm hiện nay, Quảng Lạc có trên 100 ha trồng dẻ, với sản lượng bình quân hàng năm đạt hàng chục tấn, mang lại thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/năm. Trên địa bàn xã có 10 vườn dẻ đang triển khai mô hình sản xuất gắn với du lịch trải nghiệm.

Sản phẩm hạt dẻ đã được đăng ký thương hiệu, nhãn mác đưa ra thị trường, thu hút nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh tìm về Quảng Lạc đặt hàng mua hạt dẻ mang đi tiêu thụ. Các hộ trồng dẻ ở đây cho hay, hiện trên địa bàn cung không đủ cầu, sản xuất ra tới đâu tiêu thụ hết ngay tới đó.

Ngoài sản phẩm hạt dẻ tươi, hạt dẻ rang, người dân xã Quảng Lạc đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng được chế biến từ hạt dẻ như: Sữa hạt dẻ, bánh trung thu làm từ hạt dẻ, xôi hạt dẻ... được người dân đón nhận.

Trong thời gian tới, xã Quảng Lạc tiếp tục định hướng cho các thôn, nhân dân mở rộng sản xuất nhân rộng các mô hình đã có hiệu quả trên địa bàn; nâng cao trình độ, kiến thức cho nông dân thông qua công tác dạy nghề, tập huấn chuyên sâu.

Năm 2020, hạt dẻ tươi Lạng Sơn đã được Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tôn vinh "Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2020". Hiện đã có một số cơ sở trồng dẻ ở TP. Lạng Sơn và huyện Cao Lộc được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà

Nông sản Bắc Kạn tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành

Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị nông sản miền núi

Bưu điện tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Lai Châu trên sàn thương mại điện tử

Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử