Thứ hai 23/12/2024 20:52

Lai Châu: Tăng cường xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép

Tình hình vi phạm pháp luật về khoáng sản tại tỉnh Lai Châu còn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp, khai thác vàng trái phép còn xảy ra ở một số địa phương...

Để quản lý hoạt động khai thác khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn…, thời gian qua Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lai Châu đã tham mưu cho UBND tỉnh Lai Châu ban hành nhiều qui định về quản lý khoáng sản. Cùng với đó, địa phương cũng đã ký qui chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ cát sỏi lòng sông, suối tại khu vực giáp ranh với các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Điện Biên; hướng dẫn đôn đốc chủ mỏ thực hiện các qui định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản.

Khai thác khoáng sản trái phép còn xảy ra ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Theo đó, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Kế hoạch số 516/KH-UBND ngày 24/02/2022 trong đó giao công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở ngành trong tỉnh và UBND các huyện mở các đợt tấn công trấn áp tội phạm trong trong hoạt động khoáng sản… Sau thời gian tăng cường triển khai, theo báo cáo số 188 của UBND tỉnh Lai Châu, gần 5 tháng triển khai thực hiện Kế hoạch 516, tình hình vi phạm về khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép vẫn diễn ra ở một số địa phương. Như khai thác vàng trái phép tại xã Noong Hẻo, huyện Sìn Hồ; xã Vàng San, khu vực Nậm Kha Á huyện Mường Tè; xã Pắc Ta huyện Tân Uyên. Khai thác khoáng sản trái phép làm vật liệu xây dựng như cát, đá, sỏi tại một số sông, suối trên địa bàn… Công an tỉnh Lai Châu và UBND các huyện đã kiểm tra, giải tỏa, xử lý 12 vụ khai thác khoáng sản trái phép và xử phạt vi phạm hành chính trên 600 triệu đồng.

Trước thực trạng khai thác khoáng sản trái phép xảy ra, vào giữa tháng 8, UBND tỉnh Lai Châu đã tổ chức cuộc họp về giải tỏa tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn với các ngành, lực lượng và chính quyền các địa phương. ​Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo Công an tỉnh Lai Châu đã báo cáo tình hình khai thác trái phép khoáng sản vàng trong tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được trong đấu tranh, lực lượng Công an nhận định, tình hình vi phạm pháp luật về khoáng sản còn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp, tình trạng khai thác vàng trái phép còn xảy ra ở một số huyện như Mường Tè, Sìn Hồ, Tân Uyên, chủ yếu do người dân địa phương khai thác.

Lán trại của "vàng tặc" tại huyện Mường Tè trước khi bị lực lượng Công an giải tỏa

​Tại cuộc họp, ông Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu đề nghị lực lượng Công an tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch 516/KH-UBND về tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch cụ thể thực hiện giải tỏa các điểm khai thác trái phép; giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát, đánh giá các điểm mỏ khoáng sản trên địa bàn, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường có phương án quản lý cho phù hợp.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Lai Châu, UBND các huyện tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành luật về môi trường, đồng thời thông tin các vụ việc vi phạm nhằm răn đe, phòng ngừa chung; thường xuyên kiểm tra 1-2 lần/tuần tại các điểm khai thác khoáng sản. Sau khi giải tỏa các bãi vàng hoạt động trái phép các huyện phải tiến hành lập chốt và lấy lực lượng Công an các huyện, xã làm nòng cốt, tăng cường tuần tra, kiểm soát việc khai thác khoáng sản cũng như việc tiêu thụ khoáng sản.

Minh Thư
Bài viết cùng chủ đề: Pháp luật - Điều tra

Tin cùng chuyên mục

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển