Thứ hai 23/12/2024 05:36

Lai Châu: 5 tấn cá tầm sắp thu hoạch bị lũ quét cuốn trôi trong đêm

Một hộ dân bị lũ quét cuốn trôi khoảng 5 tấn cá tầm đến thời điểm thu hoạch và khoảng 25 nghìn con cá giống cùng một số tài sản khác.

Chiều 13/6, thông tin từ UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu cho biết trận mưa lớn kéo dài từ 22h đêm 12/6 đến sáng ngày 13/6 đã gây ra lũ trên lưu vực suối Nậm Dê (bản Chu Va 12, xã Sơn Bình) đã gây thiệt hại một số diện tích nuôi cá nước lạnh trên địa bàn. Đây cũng là vị trí xảy ra lũ quét gây thiệt hại lớn về người và tài sản năm 2018.

Lũ lớn tràn qua 0,25ha nuôi cá nước lạnh của gia đình ông Đoàn

Theo báo cáo, lũ lớn tràn qua 0,25ha nuôi cá nước lạnh của gia đình ông Đỗ Trí Đoàn (bản Chu Va 12, xã Sơn Bình).

Theo đó, dòng nước cuồn cuộn chảy cuốn trôi khoảng 5 tấn cá tầm đến thời điểm thu hoạch và khoảng 25.000 con cá giống cùng một số tài sản của gia đình ông Đoàn. Ước tổng thiệt hại khoảng 1,2 tỷ đồng.

Sau khi xảy ra sự việc, UBND huyện Tam Đường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị huy động lực lượng tại các xã, thị trấn hỗ trợ giúp hộ gia đình di chuyển tài sản, đồ đạc, khắc phục thiệt hại.

Dòng nước cuồn cuộn chảy cuốn trôi khoảng 5 tấn cá tầm của ông Đoàn

Bên cạnh đó, chính quyền và người dân địa phương cũng tiến hành dọn vệ sinh xung quanh nhà ở, đường giao thông nơi lũ quét tràn qua để đảm bảo môi trường sống.

Theo thông tin từ Đài khí tượng Thủy văn Lai Châu, đợt mưa này xảy ra trên diện rộng và kéo dài đến hết ngày 15/6, với lượng mưa dự báo từ 40-100mm, tập trung chủ yếu vào đêm và sáng sớm.

Việc mưa lớn kèm theo các hiện tượng dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng.

Đặc biệt, một số nơi trên địa bàn tỉnh có thể có mưa to cục bộ trên 100mm, có khả năng gây ngập úng vùng trũng, vùng thấp và sạt lở đất ở những sườn dốc.

Trước những nguy cơ trên, chính quyền địa phương đã cảnh báo người dân cần cảnh giác khi di chuyển qua sông, suối, ngầm, tràn. Đặc biệt, người dân cần có biện pháp đảm bảo an toàn khi sinh sống ở những khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở cao.

Thế Hoàng
Bài viết cùng chủ đề: Lai Châu

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững