Chủ nhật 29/12/2024 20:42
Thương mại biên giới Việt- Lào

Kỳ I: Sôi động Cha Lo

Một tháng sau khi Hiệp định Thương mại biên giới Việt - Lào được ký kết (ngày 27/6/2015), phóng viên Báo Công Thương đã có chuyến thực tế lên Cha Lo- khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh Quảng Bình- chứng kiến những hoạt động giao thương sôi động, giúp kinh tế vùng biên chuyển mình mỗi ngày…  

Cha Lo đang xây dựng vẫn sôi động hoạt động XNK

Từ thành phố Đồng Hới theo quốc lộ 12A, vượt chặng đường khoảng 170 km là đến Cha Lo- khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) của Quảng Bình, chung biên giới với tỉnh Khăm Muộn (Lào). Đường sá đã bớt khó khăn, lên Cha Lo, phóng viên bắt gặp rất nhiều xe container, đầu kéo với nhiều loại hàng hóa qua lại…

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Anh Tình- Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo- hồ hởi: Cha Lo đang từng ngày định hình thành một KKTCK sầm uất, sôi động nhờ sự đầu tư của nhà nước và chính quyền địa phương. Năm 2014, cửa khẩu quốc tế Cha Lo có kim ngạch xuất, nhập khẩu (XNK) trên 1,7 tỷ USD với hơn 2,2 triệu tấn hàng hóa thông quan,

thu ngân sách hơn 230 tỷ đồng, tạo điều kiện cho 75.000 lượt phương tiện lưu thông qua lại, hơn 500.000 lượt người xuất, nhập cảnh... Trong 6 tháng đầu năm 2015, Cha Lo đạt tổng kim ngạch XNK gần 930 triệu USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2014. Ngoài ra, có 33 nghìn lượt phương tiện, 250 nghìn lượt người xuất, nhập cảnh.

Đặc biệt, đường 12A được nâng cấp trở thành tuyến đường Xuyên Á giúp hoạt động giao thương càng thuận lợi hơn. Bình quân mỗi ngày có hàng trăm lượt phương tiện qua lại Cha Lo, hàng hóa XNK phong phú trong đó, hàng NK có thạch cao, quặng đồng, trái cây từ Thái Lan, Lào; hàng XK là thiết bị điện tử, dệt may, nông sản, than, vật liệu xây dựng...

“Nếu trước đây chủ yếu là những DN trong tỉnh XNK qua Cha Lo thì nay cả DN của Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An và các tỉnh phía Bắc, phía Nam cũng mở tờ khai qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo”- ông Tình cho biết.

Sau Quyết định số 283/QĐ-TTg (tháng 2/2014) của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung xây dựng KKTCK Cha Lo đến năm 2030 với tổng diện tích gần 54 nghìn ha; Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương (tháng 7/2014) phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt Nam- Lào đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030…, hiện Cha Lo như một công trường với những công trình xây dựng hạ tầng như: Nhà liên ngành (đã hoàn thành 65% khối lượng); bãi đỗ xe xuất cảnh (đã hoàn thành); bãi đỗ xe nhập cảnh (hoàn thành 37% khối lượng); hay khu phi thuế quan và điểm dịch vụ đang chuẩn bị đầu tư…

Đáng chú ý, các DN đang hối hả đầu tư vào Cha Lo với dự tính đón đầu xu thế phát triển của KKTCK quan trọng này. Từ cuối năm 2014, dự án FDI đầu tiên là Công ty TNHH LinFox Transport Quảng Bình đầu tư 5 triệu USD xây dựng kho ngoại quan Cha Lo. Hiện nay, dự án Trung tâm thương mại Cha Lo đang được một DN trong nước chuẩn bị khởi công...

Những gì đang diễn ra tại Cha Lo cho thấy một KKTCK sôi động- một Cha Lo sầm uất- không còn là dự cảm mà là niềm tin vững chắc.

Kỳ II: cửa khẩu Cầu Treo - “Cú huých” để phát triển

Hiệp định Thương mại biên giới giữa Việt- Lào không chỉ tạo cơ sở pháp lý, cơ hội tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại, dịch vụ tại khu vực biên giới mà còn góp phần tích cực vào việc nâng cao đời sống cư dân biên giới và thắt chặt mối quan hệ hợp tác hữu nghị, đặc biệt Việt- Lào.

Hoàng Duân - Quang Dương
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế cửa khẩu

Tin cùng chuyên mục

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024