Thứ năm 21/11/2024 23:37

Kinh tế - xã hội tiếp tục có xu hướng phục hồi

Ủy ban Kinh tế thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2024.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiếm soát

Tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 13, ngày 27/9, tại nhà Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khoá, tiền tệ, hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Kim ngạch xuất nhập khẩu duy trì xu hướng tháng sau tăng so với tháng trước

Theo tờ trình của Chính phủ về đánh giá kết quả đạt được trên các lĩnh vực theo Nghị quyết số 68/2022/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2023 cho thấy, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiếm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giảm dần, 8 tháng tăng 3,1%.

Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất, tỷ giá, hạn mức tăng trưởng tín dụng được điều hành phù hợp, hướng tín dụng và hoạt động sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên.

Thu ngân sách nhà nước 8 tháng ước đạt 69,4% dự toán, phấn đấu cả năm đạt 100% dự toán được giao khi thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Kim ngạch xuất nhập khẩu duy trì xu hướng tháng sau tăng so với tháng trước, cán cân thương mại 8 tháng năm 2023, xuất siêu 20,19 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu là 1,34 tỷ USD), góp phần bảo đảm cán cân thanh toán, hỗ trợ cân đối cung cầu ngoại tệ, cả năm 2023, ước xuất siêu 14,4 tỷ USD.

Nhìn chung, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ, đồng lòng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có xu hướng phục hồi. Trên cơ sở kết quả của 8 tháng, ước cả năm 2023, ít nhất có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tuy nhiên, tờ trình của Chính phủ cũng chỉ rõ những hạn chế khó khăn hiện nay, trong đó tăng trưởng kinh tế các quý chưa đạt mục tiêu đề ra, dù tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, nhưng tính chung 6 tháng GDP chỉ tăng 3,72%, trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng thấp, sản xuất công nghiệp còn chậm, chưa phục hồi hoàn toàn so cùng kỳ năm 2022.

Hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhu cầu thị trường trong nước bị thu hẹp, xuất khẩu sang các thị trường chủ lực đều giảm so với cùng kỳ, tiếp cận tín dụng còn khó khăn, tăng trưởng tín dụng đạt thấp, nợ xấu có xu hướng tăng, các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp còn tiềm ẩn rủi ro, việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước còn gặp khó khăn.

Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, số lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng, tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế chưa được khắc phục.

Nguyên nhân được chỉ ra có cả khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, trong đó, việc nắm bắt và dự báo vẫn chưa sát, phản ứng chính sách của một số cơ quan, địa phương còn chậm, chưa kịp thời, chưa tận dụng hết các cơ hội phục hồi và phát triển từ bên trong.

Vì vậy, trong bối cảnh tình hình thế giới dự báo còn tiếp tục diễn biến phức tạp và những cộng hưởng từ khó khăn nội tại của nền kinh tế, để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế năm 2024, Chính phủ tiếp tục đặt ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khoá, mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác nhằm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tại phiên họp, các đại biểu tập trung thảo luận đề nghị Chính phủ làm rõ bối cảnh, tình hình trong nước và quốc tế, nhất là xung đột Nga - Ukraina, xu hướng điều hành chính sách của các nước lớn, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam và dự báo triển vọng cũng như tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của nước ta.

Đồng thời, đánh giá nguyên nhân đối với từng chỉ tiêu chưa đạt, trọng tâm là tốc độ tăng GDP cả năm ước thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra (mục tiêu được Quốc hội giao là khoảng 6,5%); chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội năm thứ 3 liên tiếp không đạt; Đánh giá về áp lực lạm phát trong thời gian tới.

Cùng với đó, đánh giá nguyên nhân và hệ quả của hiện tượng lạm phát cơ bản cao hơn nhiều lạm phát tổng thể trong thời gian qua; đánh giá về sự phục hồi của tiêu dùng trong nước và tác động đến sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, đề nghị phân tích, đánh giá sâu hơn diễn biến, rủi ro của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, vàng; tình hình nợ đến hạn phải trả, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, nhất là nợ xấu tiềm ẩn trong bối cảnh doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng cao.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia

Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Thủ đô Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội kiến Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Chiết Giang, Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Malaysia

Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan