Việt Nam đề nghị Uzbekistan mở rộng hợp tác ngành năng lượng, dệt may

Tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội đề nghị mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng; phát triển ngành công nghiệp dệt may...
Việt Nam - Uzbekistan mở cánh cửa trong hợp tác năng lượng Hợp tác Việt Nam - Uzbekistan: Còn nhiều dư địa để phát triển Tổng thống Uzbekistan: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Đề xuất hướng đi mới cho hợp tác kinh tế

Ngày 8/4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan, tại Thủ đô Tashkent, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - Uzbekistan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Tọa đàm
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại tọa đàm

Phát biểu tại tọa đàm, Phó Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Uzbekistan Khodjayev Jamshid Abdukhakimovich cho rằng, giữa hai nước có rất nhiều tiềm năng, dư địa hợp tác trên các lĩnh vực như: Dầu khí, dệt may, giao thông, hạ tầng, du lịch, nông nghiệp, công nghiệp điện tử… để mở rộng hợp tác giữa hai nước thì cần phải tạo ra những cơ chế cụ thể.

"Uzbekistan sẵn sàng hợp tác với Việt Nam. Tọa đàm ngày hôm nay sẽ đưa ra các định hướng cụ thể để đưa hợp tác hai nước lên tầm cao mới" - Phó Thủ tướng Uzbekistan Khodjayev nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhất trí với các đánh giá của Phó Thủ tướng Uzbekistan, đồng thời tin rằng, với tiềm năng to lớn và tinh thần hợp tác chân thành, doanh nghiệp hai nước sẽ là cầu nối quan trọng đưa quan hệ Việt Nam - Uzbekistan lên một tầm cao mới, thực chất và hiệu quả hơn.

Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1992, quan hệ hai nước đã đạt được những thành tựu to lớn, không ngừng phát triển trên cả bình diện song phương và đa phương.

Đặc biệt, về kinh tế, thương mại, hai nước đang phát triển tích cực, từ năm 2021 đến nay, tăng trưởng khoảng 25%/năm. Riêng trong năm 2024, trao đổi thương mại đạt hơn 200 triệu USD. “Những kết quả hợp tác nêu trên là đáng khích lệ song vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, dư địa và mối quan hệ, tình cảm hữu nghị đặc biệt của hai nước” - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Để thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội đã đề xuất một số định hướng cụ thể mà doanh nghiệp hai bên có thể cùng nhau triển khai.

Thứ nhất, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và chế biến nông sản. Uzbekistan có thế mạnh về bông, trái cây và nông sản chất lượng cao, trong khi Việt Nam nổi bật với công nghệ chế biến, nuôi trồng thủy sản và xuất khẩu nông sản.

Doanh nghiệp hai nước có thể hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng, từ sản xuất, chế biến đến xuất khẩu, tận dụng lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu để đưa sản phẩm chất lượng cao ra thị trường quốc tế.

Thứ hai, phát triển ngành công nghiệp dệt may và da giày. Uzbekistan là một trong những quốc gia xuất khẩu bông hàng đầu thế giới, trong khi Việt Nam có ngành dệt may phát triển mạnh. Sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước trong cung ứng nguyên liệu, sản xuất và phân phối sẽ tạo ra giá trị gia tăng lớn, đồng thời đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu.

Thứ ba, mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và công nghệ xanh. Việt Nam đang thúc đẩy chuyển đổi năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo. Uzbekistan, với nguồn tài nguyên khí tự nhiên và tiềm năng về năng lượng tái tạo, có thể trở thành đối tác chiến lược trong việc chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ và đầu tư vào các dự án năng lượng bền vững.

Thứ tư, đẩy mạnh kết nối giao thông và du lịch.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hoan nghênh kế hoạch mở đường bay thẳng giữa Việt Nam và Uzbekistan trong năm 2025. Đây sẽ là bước đột phá, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và du khách hai nước tăng cường giao lưu.

Theo Chủ tịch Quốc hội, doanh nghiệp hai bên có thể hợp tác phát triển các sản phẩm du lịch liên kết, khai thác thế mạnh văn hóa, lịch sử và thiên nhiên phong phú của cả hai quốc gia.

Bên cạnh đó, hai nước còn rất nhiều tiềm năng và thế mạnh để doanh nghiệp hai nước có thể hợp tác từ đó không chỉ góp phần tăng kim ngạch thương mại hai nước mà còn có thể đóng góp cho cả khu vực và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp

Để thúc đẩy làm sâu sắc, toàn diện và hiệu quả hơn hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước với trọng tâm là đầu tư và thương mại, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị hai bên cần tích cực tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam và Uzbekistan thường xuyên có các cơ hội trao đổi, tìm kiếm và khai thác các cơ hội hợp tác, đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực nhiều niềm năng và nhu cầu như dầu khí, khai khoáng, nông nghiệp, du lịch.

Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Uzbekistan
Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Uzbekistan

Hai nước cần tăng cường trao đổi các đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao nhằm củng cố tin cậy chính trị và thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực có tiềm năng. “Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối để Uzbekistan tăng cường quan hệ với ASEAN và mong muốn Uzbekistan là cầu nối để Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác với các nước Trung Á” - Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Các bộ, ngành, hiệp hội cần phát huy vai trò cầu nối để thúc đẩy trao đổi, hợp tác theo nguyên tắc “cùng có lợi, cùng thành công”, bổ trợ cho nhau, hợp tác sâu và toàn diện, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu vào chuỗi giá trị, sản xuất khu vực và toàn cầu.

Bên cạnh đó, Chính phủ hai nước cần tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác và triển khai hoạt động đầu tư, kinh doanh thành công, phù hợp quy định pháp luật.

Cộng đồng doanh nghiệp hai nước chủ động kết nối, tìm hiểu, chia sẻ thông tin để có kế hoạch, dự án hợp tác đầu tư hiệu quả, đồng thời hỗ trợ cùng khai thác thị trường của nhau cũng như mở rộng khai thác thị trường khu vực ASEAN và khu vực Trung Á với rất nhiều tiềm năng, dư địa.

Để hiện thực hóa những định hướng này, Chủ tịch Quốc hội kêu gọi doanh nghiệp hai nước hãy mạnh dạn đầu tư, tìm hiểu thị trường và xây dựng các liên kết chiến lược. “Về phía Quốc hội Việt Nam, chúng tôi cam kết tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Quốc hội và các cơ quan chức năng của Uzbekistan sẽ đồng hành, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Uzbekistan một cách dễ dàng hơn.

Tại tọa đàm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chứng kiến Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Uzbekistan Khodjayev Jamshid Abdukhakimovich trao Dự thảo kế hoạch hành động về hợp tác song phương giai đoạn 2025-2026 giữa Việt Nam và Uzbekistan.

Bên cạnh đó, diễn ra trao Bản ghi nhớ Kế hoạch hành động chung thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại 2025-2026 giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Uzbekistan; trao thoả thuận Chương trình hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Uzbekistan giai đoạn 2025 - 2026; Bản Ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa Bộ Y tế Việt Nam và Bộ Y tế Uzbekistan.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cục Xuất nhập khẩu tổ chức hội nghị đánh giá công tác xuất xứ hàng hóa

Cục Xuất nhập khẩu tổ chức hội nghị đánh giá công tác xuất xứ hàng hóa

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa tổ chức hội nghị đánh giá công tác xuất xứ hàng hóa trong quý I/2025 và định hướng trong thời gian tới.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định nhân sự chủ chốt cấp tỉnh sau sáp nhập

Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định nhân sự chủ chốt cấp tỉnh sau sáp nhập

Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ chỉ định bí thư, phó bí thư và nhân sự chủ chốt cấp tỉnh sau sáp nhập, bảo đảm tính ổn định, thống nhất và hiệu quả tổ chức bộ máy.
Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài cuối- Gắn kết bản sắc, khơi dậy lòng dân

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài cuối- Gắn kết bản sắc, khơi dậy lòng dân

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình mở ra không gian văn hóa - kinh tế liên vùng, khơi dậy bản sắc, tạo nền tảng phát triển bền vững từ lòng dân.
Việt Nam - Lào đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD

Việt Nam - Lào đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD

Việt Nam - Lào thống nhất mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 5 tỷ USD trong những năm tới, với kế hoạch tăng trưởng từ 10-15% trong năm 2025.
Sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh dân lập, tư thục

Sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh dân lập, tư thục

Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em mầm non, học sinh phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục để đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục...

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm cải cách, tinh gọn bộ máy, cùng quyết tâm xây dựng hệ thống chính trị hiện đại, linh hoạt.
Mở rộng phạm vi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa

Mở rộng phạm vi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo hướng sẽ mở rộng phạm vi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu.
Thiếu tướng Võ Tiến Nghị làm Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Thiếu tướng Võ Tiến Nghị làm Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Thiếu tướng Võ Tiến Nghị, Cục trưởng Cục Trinh sát, Bộ đội Biên phòng vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
Chùm ảnh: Đảng bộ Báo Công Thương và dấu ấn nhiệm kỳ 2020-2025

Chùm ảnh: Đảng bộ Báo Công Thương và dấu ấn nhiệm kỳ 2020-2025

Đảng bộ Báo Công Thương đã nỗ lực, không ngừng đoàn kết, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần vào thành công chung của ngành Công Thương.
Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Công an Thanh Hóa cho biết, từ khâu mua nguyên liệu đến khâu sản xuất và bán thuốc giả đều trên không gian mạng nên gây khó khăn cho cơ quan chức năng.
Tạo đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam - Lào

Tạo đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam - Lào

Hai nhà lãnh đạo Việt Nam - Lào cùng bày tỏ quan điểm cần cách thức đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác, trong đó có lĩnh vực thương mại song phương.
Tổng Bí thư: Hoan nghênh EU chú trọng hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, năng lượng tái tạo

Tổng Bí thư: Hoan nghênh EU chú trọng hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, năng lượng tái tạo

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Liên minh châu Âu (EU) là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội: Sửa luật phải tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Sửa luật phải tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chỉ rõ, việc sửa Luật Doanh nghiệp lần này với tinh thần tạo thuận lợi tối đa cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Tổng Bí thư: Việt Nam - Philippines  phấn đấu kim ngạch thương mại 10 tỷ USD

Tổng Bí thư: Việt Nam - Philippines phấn đấu kim ngạch thương mại 10 tỷ USD

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam - Philippines cần đẩy mạnh kết nối, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 10 tỷ USD.
Chốt tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Ninh Bình - Hải Phòng

Chốt tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Ninh Bình - Hải Phòng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu hoàn thiện thủ tục, khởi công đúng hạn hai dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành và Ninh Bình - Hải Phòng.
4 Thiếu tướng, 6 Đại tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

4 Thiếu tướng, 6 Đại tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
10 ủy viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng

10 ủy viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812 ngày 24/4 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách.
Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 2- Kiến tạo mô hình đa trung tâm

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 2- Kiến tạo mô hình đa trung tâm

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình nhằm kiến tạo tỉnh Phú Thọ mới theo mô hình đa trung tâm, tích hợp vùng, hướng tới phát triển bền vững và hiện đại.
Xung lực mới đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển đột phá

Xung lực mới đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển đột phá

Chiều 24/4, lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường diễn ra tại Phủ Chủ tịch nước Lào. Chuyến thăm sẽ tạo xung lực, đưa quan hệ hai nước phát triển đột phá.
Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chiều 24/4, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Tại buổi tiếp đại sứ một số nước đến trình Quốc thư, sáng 24/4, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, Việt Nam coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước.
Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Nhiệm kỳ 2020 -2025, Đảng bộ Báo Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo, đưa Báo phát triển toàn diện, hướng tới trở thành tờ báo kinh tế hàng đầu.
Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng đã phân cấp, phân quyền cho Ngân hàng Nhà nước trong việc quyết định cho vay đặc biệt.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
Luật 57/2024/QH15: Tăng minh bạch, tháo gỡ

Luật 57/2024/QH15: Tăng minh bạch, tháo gỡ 'điểm nghẽn' trong đầu tư

Những điểm mới của Luật 57/2024/QH15 sửa đổi các quy định về quy hoạch, đầu tư, PPP, đấu thầu, tạo hành lang pháp lý minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư.
Mobile VerionPhiên bản di động