Thứ hai 25/11/2024 12:07

Kinh tế Thái Bình 6 tháng đầu năm tăng trưởng vượt dự báo

6 tháng đầu năm 2024, bức tranh kinh tế của tỉnh Thái Bình có sự tăng trưởng mạnh mẽ với nhiều chỉ số ấn tượng về xuất khẩu, công nghiệp...

Giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại tiếp tục bứt phá

Báo cáo kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm của tỉnh Thái Bình cho thấy, 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 59.845 tỷ đồng, đạt 39,9% kế hoạch, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó giá trị ngành công nghiệp ước đạt 44.565 tỷ đồng, đạt 39,5% kế hoạch, tăng 8,2%. Đặc biệt, giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng tăng 11,8% so với cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 37.045 tỷ đồng, tăng 2,8%; công nghiệp khai thác đạt 118 tỷ đồng; sản xuất truyền tải và phân phối điện ước đạt 6.782 tỷ đồng…

Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm, Thái Bình đã đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định. 6 tháng đầu năm, tỉnh Thái Bình đã cấp mới, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNĐKDN) cho 30 dự án với vốn đăng ký hơn 3,9 nghìn tỷ đồng, trong đó có 24 dự án FDI với vốn 151 triệu đô (tương đương hơn 3,4 nghìn tỷ đồng). Lũy kế đến tháng 6/2024, Thái Bình có 344 dự án đầu tư với tổng số vốn 144.257 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp ước đát 35.092,2 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023…

Trong 6 tháng đầu năm, kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Bình phát triển vượt dự báo - Ảnh minh họa

Cùng với đó, trong 6 tháng đầu năm, Thái Bình đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục và triển khai các dự án đâu tư; phê duyệt hoặc trình cập nhật đầu tư các dự án… Kết quả giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm ước thực hiện 2.667,3 tỷ đông, bằng 47,8% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 28,3% kế hoạch vốn tỉnh phân bổ.

Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm, thương mại - dịch vụ, ngân hàng, thu chi ngân sách, thị trường hàng hóa của tỉnh Thái Bình hoạt động ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá… Giá trị sản xuất khu vực dịch vụ ước đạt 17.788 tỷ đồng, đạt 47,4% kế hoạch và tăng 6,2%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 39.141 tỷ đồng, tăng 16,2%; chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 5,5%; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.291 triệu USD, tăng 7,5%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 909 triệu USD. Tổng lượng khách du lịch ước đạt 320.000 lượt (khách quốc tế 2.000 lượt), tăng 20%; doanh thu đạt 370 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện 13.924,9 tỷ đồng, đạt 71,4% dự toán, tăng 6,3% so với cùng kỳ; trong đó, thu nội địa 4.530,2 tỷ đồng, đạt 52,6% dự toán, tăng 35,8% (thu tiền sử dụng đất 1.866,7 tỷ đồng, đạt 50,2% dự toán, gập 2,1 lần cùng kỳ) và thu từ hoạt động xuất, nhập 490 tỷ đồng, đạt 38,6% dự toán, băng 54,2% cùng kỳ.

Đặc biệt, tiếp nối thành quả đã đạt được trong công tác thu hút đầu tư năm 2023, trong 6 tháng đầu năm 2024, Thái Bình đã liên tiếp tổ chức các đoàn đi xúc tiến đầu tư của tỉnh đến: Đức, Thụy Sỹ, Hungary, Hà Lan, Pháp, Bỉ… Nhờ những kết quả này, đến ngày 19/6/2024, thu hút vốn đầu tư của tỉnh Thái Bình đạt 7.769,9 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với cùng kỳ (gồm 63 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh với tổng số vốn đăng ký 6.339,4 tỷ đồng), trong đó, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 232 triệu USD (gấp 5,7 lần cùng kỳ). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh Thái Bình có 7.315 doanh nghiệp hoạt động với tổng vốn đăng ký 113,6 nghìn tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn ước đạt 27.647 tỷ đồng, tăng 6,9% so cùng kỳ.

Quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu ở mức cao nhất

Trong thời gian tới, để hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 ở mức cao nhất, lãnh đạo tỉnh Thái Bình đề nghị sở, ngành, các huyện, thành phố phải có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, nói đi đôi với làm và có trọng tâm, trọng điểm, có kết quả cụ thể; chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Tập trung rà soát các chỉ tiêu, kế hoạch đã đạt được trong 6 tháng đầu năm và mục tiêu cả năm, đặc biệt là các chỉ tiêu chưa hoàn thành, hoàn thành ở mức thấp, trên cơ sở đó có các giải pháp chỉ đạo quyết liệt trọng tâm để phấn đấu hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu của năm 2024 trên từng ngành, lĩnh vực, từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

Đối với sản xuất công nghiệp, lãnh đạo tỉnh Thái Bình yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu lại ngành Công Thương; Tập trung rà soát, tháo gỡ kịp thời các khó khăn trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các dự án lớn, dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp... để các dự án sớm đưa vào sản xuất, tạo năng lực sản xuất mới. Cùng với đó, các đơn vị chức năng đẩy nhanh tiến độ thực hiện Kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh ven sông Trà Lý, các dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, nhất là xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung để thu hút đầu tư thứ cấp; hoàn thiện phương án xử lý đối với CCN do cấp huyện quản lý…. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư trong việc triển khai các dự án: KCN: VSIP, Hải Long, Tiền Hải – Viglacera… Đẩy nhanh tiến độ triển khai các thủ tục liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Amoniac, nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình, KCN Hưng Phú và các dự án đã được chấp thuận đầu tư. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư dự án nhà ở công nhân, nhà ở xã hội trong Khu kinh tế…

Thái Bình đặt mục tiêu tiếp tục phát triển vượt bậc về các chỉ tiêu công nghiệp, thương mại, dịch vụ - Ảnh minh họa

Đối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ, ngân hàng, thu chi ngân sách, tiếp tục Khuyến khích hợp tác, thúc đẩy đầu tư các trung tâm thương mại hiện đại. Rà soát chính sách hỗ trợ thị trường, xúc tiến thương mại; tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, nghiệp vụ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác, kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm chủ lực, tiêu biểu của tỉnh; thực hiện các chương trình khuyến công, khuyến thương, chương trình thương mại điện tử kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước. Theo dõi diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời, đảm bảo phân phối hàng hóa, ổn định cung cầu giá cả và lưu thông hàng hóa. Thực hiện biện pháp nhằm bình ổn, kiềm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng. Củng cố, phát triển thị trường truyền thống và khai thác thị trường xuất khẩu mới, thị trường đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA); hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm đơn hàng. Xử lý các cửa hàng xăng dầu chưa đủ điều kiện kinh doanh; chủ động các biện pháp bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định. Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh…

Đối với công tác xúc tiến, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp Đổi mới mạnh mẽ hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng chủ động, có trọng tâm; thay đổi cách thức tiếp cận các đối tác nước ngoài có năng lực, chú trọng theo sát các bộ, ngành Trung ương để được hỗ trợ kết nối và kịp thời cung cấp thông tin, mời gọi nhà đầu tư khi có các đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam. Đồng thời, tiếp tục tổ chức Đoàn công tác của tỉnh đi xúc tiến đầu tư tại nước ngoài theo kế hoạch. Thành lập tổ công tác hỗ trợ phối hợp thực hiện các nội dung đã ký ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp và đổi tác nước ngoài. Chú trọng công tác tư vấn đầu tư; rà soát đơn giản hóa, cắt giảm thời gian thực hiện các thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng... Tăng cường giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt, vướng mắc trong thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp và các tuyến giao thông kết nối trọng điểm để thu hút đầu tư; xây dựng cơ chế chính sách mới tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thụy Anh
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp chế biến

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau