Chủ nhật 24/11/2024 05:34

Kiểm tra toàn bộ hoạt động của TikTok tại Việt Nam trong tháng 5/2023

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có một đoàn kiểm tra liên ngành vào tháng 5/2023 để kiểm tra toàn bộ hoạt động của TikTok tại Việt Nam.

Ảnh hưởng xấu đến giới trẻ và người dùng

Tại họp báo thường kỳ cung cấp thông tin về hoạt động của Bộ, ngành Thông tin và Truyền thông trong 3 tháng đầu năm, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Bộ đã công bố nhiều hành vi vi phạm của các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới tại Việt Nam.

Những năm trước, Bộ Thông tin và Truyền thông đã từng chỉ ra các hành vi phạm của Facebook, Youtube, Google. Đây là những nền tảng hoạt động ở Việt Nam khá lâu, trên dưới 10 năm. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay tại Việt Nam nổi lên một nền tảng mạng xã hội mới là TikTok với nhiều vấn đề vi phạm pháp luật.

Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử phát biểu tại họp báo

Theo ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), trước đây nền tảng TikTok có nội dung thuần túy về giải trí. Thế nhưng, bắt đầu từ năm 2022 trở lại đây, trên nền tảng này xuất hiện nhiều nội dung chống phá Đảng, Nhà nước. Cùng với đó, nhiều nội dung độc hại đã phát triển mạnh mẽ trên TikTok, gây ảnh hưởng đến trẻ em Việt Nam.

Các nội dung trên TikTok gây nghiện và liên tục tạo ra các xu hướng độc hại. Các nội dung độc hại trên TikTok cũng rất dễ tạo thành trend (xu hướng) ảnh hưởng xấu đến giới trẻ và người dùng.

Gần đây, xuất hiện nhiều người nổi tiếng, các thần tượng mạng trên TikTok. Nền tảng này cho phép người dùng mạng xã hội donate (tặng tiền) cho những thần tượng mạng, nhưng TikTok không khuyến khích những nội dung tốt đẹp, sáng tạo. Điều này, dẫn đến việc nhiều người sử dụng các nội dung độc hại, nhảm nhí, vô văn hóa, đánh vào phần “con” của con người để nhận được nhiều tiền hơn từ người dùng mạng.

Bên cạnh đó, TikTok không có biện pháp kiểm soát hiệu quả các nội dung vi phạm bản quyền, đặc biệt là bản quyền phim, cùng với đó là các thông tin tự ý sử dụng hình ảnh, vi phạm quyền riêng tư của người dùng.

Trên TikTok cũng xuất hiện nhiều video có nội dung xuyên tạc về lịch sử văn hóa Việt Nam, các nội dung sử dụng hình ảnh khiêu gợi, hở hang, đi kèm nội dung hạ thấp con người Việt Nam.

Bên cạnh đó là những nội dung gây nguy hiểm với trẻ em, không chỉ vậy, nền tảng này còn dung túng, khuyến khích tạo thuận lợi cho nhiều hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.

Hay gần đây báo chí cũng phản ánh hiện tượng hướng nghiệp nhảm nhí, có những người tự nhận mình là thầy giáo, giáo viên đưa ra những lời khuyên lệch lạc như đừng đọc sách, bằng đại học là vô dụng, từ đó tạo ra thông tin sai lệch.

Ông Lê Quang Tự Do đánh giá, TikTok không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; tin giả; nội dung nhảm nhí, độc hại.

Thậm chí gây nguy hiểm với trẻ em, các hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái, các loại thuốc kích dục, các thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc…

Các nội dung trên TikTok gây nghiện và liên tục tạo ra các xu hướng độc hại

Ông Lê Quang Tự Do cũng cho biết, hệ lụy của những sai phạm trên dẫn tới TikTok đã tạo môi trường thuận lợi cho tin giả phát tán, gây thiệt hại về kinh tế và bất ổn cho xã hội.

Bên cạnh đó, nền tảng này đã khuyến khích giới trẻ bắt chước, học theo những trào lưu xấu, phản cảm, làm lệch lạc nhận thức, lối sống của giới trẻ, làm băng hoại giá trị văn hóa của dân tộc...

Kiểm tra toàn bộ hoạt động của TikTok tại Việt Nam

Từ thực trạng trên, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới phải có trách nhiệm ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung, thông tin vi phạm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Trong trường hợp các tổ chức, cá nhân này không thực hiện, cơ quan có thẩm quyền sẽ triển khai các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn toàn bộ nội dung, dịch vụ, ứng dụng trên mạng vi phạm pháp luật.

Bộ cũng đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nhiều lần tổ chức làm việc, có văn bản kiên quyết yêu cầu TikTok và các nền tảng xuyên biên giới khác như Facebook, Youtube thực hiện việc chủ động ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm. Bên cạnh đó, Bộ đã phát triển công cụ, kỹ thuật để rà quét, phát hiện và xử lý thông tin vi phạm.

Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật, ngoại giao, truyền thông... để yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Đặc biệt, Bộ sẽ có một đoàn kiểm tra liên ngành vào tháng 5/2023 để kiểm tra toàn bộ hoạt động của TikTok tại Việt Nam.

Trả lời thêm câu hỏi của báo chí về việc "Bộ đánh giá thế nào về cấm TikTok tại Việt Nam?", ông Lê Quang Tự Do cho hay, sau khi kiểm tra toàn diện, cùng với bộ, ban ngành sẽ đánh giá và đưa ra giải pháp cụ thể.

Chỉ có một thông điệp có thể chia sẻ được đó là tất cả những nền tảng xuyên biên giới vào Việt Nam thì bắt buộc phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. "Những nền tảng nào không tuân thủ pháp luật Việt Nam thì chắc chắn không được tạo điều kiện hoạt động tại Việt Nam" - ông Lê Quang Tự Do nói.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin cùng chuyên mục

Lượng ô tô nhập khẩu trong nửa đầu tháng 11 tăng mạnh

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 diễn ra tại Hải Phòng

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Lô xe Omoda C5 chính thức cập cảng, sẵn sàng bàn giao cho khách hàng Việt

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

VinBigdata vào top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

Volvo Cars chính thức ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam

40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

VinFast VF 3 tạo trào lưu cá nhân hoá xe mini tại Việt Nam như thế nào?

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Hơn 49.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 10 tháng qua

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 19.500 máy bay mới

Khách mua Toyota Yaris Cross được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025