Kiểm toán nhà nước: Quy định hoàn thuế, miễn, giảm thuế của Cục Thuế Hà Nội còn nhiều bất cập Nâng cao chất lượng kết luận, kiến nghị kiểm toán |
Kết quả kiểm toán cho thấy, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng kết dư khá lớn. Cụ thể: Về tình hình thu - chi Quỹ giai đoạn 2020-2022 đến ngày 31/3/2023, tổng số thu trong kỳ là 541,236 tỷ đồng, trong đó thu tiền trồng rừng thay thế 491,874 tỷ đồng, dịch vụ môi trường rừng 36,132 tỷ đồng, còn lại là thu lãi tiền gửi, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam điều chuyển.
Kết quả kiểm toán cho thấy, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng kết dư khá lớn (Ảnh minh hoạ) |
Số tiền đã chi là 106,956 tỷ đồng; trong đó, chi trồng rừng thay thế 86,910 tỷ đồng, dịch vụ môi trường rừng 17,105 tỷ đồng, còn lại chi quản lý, dự phòng chi.
Số dư cuối kỳ 517,979 tỷ đồng; trong đó số thu tiền trồng rừng thay thế đã quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày chủ dự án nộp tiền nhưng địa phương không bố trí được hoặc chưa bố trí đủ diện tích đất trồng rừng thay thế 275,318 tỷ đồng.
Từ khi thành lập quỹ đến ngày 31/3/2023, các địa phương thuộc diện kiểm toán đã phê duyệt phương án thu tiền trồng rừng thay thế để chuyển đổi 5.470 ha rừng (trong đó, rừng tự nhiên là 170 ha, còn lại là rừng trồng) sang mục đích khác. Diện tích rừng đã trồng thay thế là 3.341,64 ha (bằng 60% so với diện tích phải trồng). Trong đó, Quảng Ninh còn diện tích rừng trồng thay thế phải hoàn thành lớn nhất, hơn 2.065 ha.
Kết quả kiểm toán cũng cho thấy: Đơn giá trong phương án trồng rừng thay thế được phê duyệt còn tính thiếu một số hạng mục chi phí theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Quảng Ninh giai đoạn từ 30/8/2021 đến hết năm 2022 thiếu công cụ dụng cụ, chi phí dự phòng; Hải Dương thiếu chi phí dự phòng; Bắc Giang thiếu chi phí chung, chi phí khác, chi phí dự phòng; Hải Phòng thiếu chi phí khác, chi phí dự phòng).
Quảng Ninh không phê duyệt lại đơn giá thu nộp tiền trồng rừng thay thế khi quy định tính toán có thay đổi. Điều này dẫn đến đơn giá thu tiền trồng rừng thay thế thấp hơn đơn giá giao kế hoạch trồng rừng thay thế. Quảng Ninh có 814,3ha diện tích rừng chuyển đổi mục đích, tỉnh đã nộp tiền trồng rừng thay thế 121,29 tỷ đồng theo đơn giá đối với từng loại rừng (rừng trồng ngập mặn và rừng trồng trên cạn) tại thời điểm thu nhưng đến nay, chưa được giao kế hoạch trồng rừng thay thế. Đơn giá trồng rừng thay thế đối với 1ha đang cao hơn so với đơn giá tại thời điểm thu.
Tỉnh Hải Dương phê duyệt kế hoạch trồng rừng thay thế nhưng xác định diện tích trồng thay thế không đủ so với diện tích rừng đã quyết định chuyển mục đích sử dụng (còn thiếu là 17,37ha); cho phép đơn vị nộp tiền làm nhiều đợt theo đơn giá tính ban đầu mà không xác định đơn giá tại thời điểm nộp tiền theo quy định; xác định dự toán đơn giá cây giống Thông mã vĩ cao hơn từ 1,95 đến 2 lần so với đơn giá quy định của UBND tỉnh.
Ngoài ra, hai địa phương là Hải Dương và Hải Phòng áp dụng văn bản không còn phù hợp để tính toán, phê duyệt đơn giá thu tiền trồng rừng thay thế.